Tự tử bất thành lại làm chết người khác thì xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #505228 20/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Tự tử bất thành lại làm chết người khác thì xử lý như thế nào?

    Hiện nay, tự tử ở Việt Nam đang diễn ra một cách đáng báo động. Không chỉ ảnh hưởng tính mạng bản thân, người tự tử còn làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người khác. Không ít vụ tự tử bất thành, người tự tử không chết nhưng lại làm người khác chết. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

    Có thể thấy, hành vi tự tử nhưng kéo theo tai họa đến cho những người vô tội khác có dấu hiệu của tội vô ý làm chết người. Điều 128 BLHS 2015 quy định tội vô ý làm chết người như sau:

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

    Cấu thành tội phạm

    - Khách thể: người tự tử xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ.

    - Mặt khách quan:

    Hành vi vô lý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

    Có thể thấy, lúc thực hiện hành vi, người tự tử chỉ muốn kết liễu bản thân, học không nghĩ việc mình làm người khác tử vong.  

    Nạn nhân có thể là bất kỳ ai bị tác động bởi hành vi vô ý dẫn đến thiệt mạng. Hậu quả làm chết người là dấu hiệu bắt buộc .

    Đây là cấu thành tội phạm vật chất, phải có hậu quả là chết người xảy ra thì mới có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Hậu quả chết người chưa xảy ra thì không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

    - Mặt chủ quan:

    Yếu tố lỗi: Lỗi của người tự tử là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.

    Vô ý vì cẩu thả là trường hợp không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. 

    Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

    - Chủ thể: Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Đương nhiên người tự tự phải còn sống, nếu tự tử mà chết cùng với nạn nhân thì không thể xử lý.

    Xử lý trách nhiệm

    Trách nhiệm hình sự

    - Vô ý làm chết 01 người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    - Vô ý làm chết từ 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Có thể thấy, hình phạt đối với hành vi vô ý làm chết người khác là khá nặng nề.

    Trách nhiệm dân sự

    Điều 591 BLDS 2015 quy định những thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm phải bồi thường như sau:

    -  Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015;

    - Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Như vậy, không chỉ chịu trách nhiệm hình sự, người tự tử còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng người khác.

    Tóm lại, hành vi tự tử dù chỉ hại cho bản thân hay gây thiệt hại đến người khác cũng rất đáng lên án. Muốn kết thúc cuộc đời đó là lựa chọn của bản thân nhưng đừng bắt ai khác vô tội phải đi theo mình.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    1963 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận