Từ phim Lật Mặt: Hứa chia tiền khi trúng số có phải là giao dịch dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #602355 06/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Từ phim Lật Mặt: Hứa chia tiền khi trúng số có phải là giao dịch dân sự?

    “Lật mặt” chính là cụm từ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, đáng chú ý nội dung phim xoay quanh một nội dung mà tưởng chừng như chỉ có trong phim thì ngoài đời thực không ít tình huống hứa chia tiền trúng số lại xảy ra.
     
    Nhất là trong các “bàn nhậu” nhiều người có thói quen mua vé số và hứa khi trúng sẽ chia đều cho những người khác, vậy đây có phải là giao dịch dân sự? Và hứa chia tiền trúng số có khác với hứa thưởng?
     
    tu-phim-lat-mat-hua-chia-tien-khi-trung-so-co-phai-la-giao-dich-dan-su?
     
    1. Giao dịch dân sự là gì?
     
    Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    Để một giao dịch dân sự được công nhận có hiệu lực thực hiện thì phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    - Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
     
    + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
     
    + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
     
    - Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện:
     
    + Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
     
    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
     
    + Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
     
    Qua đó, trong trường hợp mà các bên có mua vé số mà đã giao kết trước nhiều người sẽ chia thưởng tiền trúng số thì đây được xem là một giao dịch dân sự thông qua hình thức bằng lời nói.
     
    2. Có bắt buộc phải chia tiền trúng xổ số khi đã hứa?
     
    * Trường hợp bắt buộc phải chia tiền trúng số như đã giao kết
     
    Số tiền được bỏ ra để mua vé số ban đầu là số tiền chung của các bên góp lại thì được xem như là tài sản chung. Khi đó, việc định đoạt số tiền thưởng nếu trúng số được thực hiện theo Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
     
    - Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
     
    - Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
     
    - Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
     
    - Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    Do đó, trường hợp các bên đã góp chung tiền mua vé số thì đây được xem là tài sản chung, còn tiền thưởng trúng số là hoa lợi, lợi tức phát sinh. Đối với tiền trúng số phải được chia đôi như đã hứa trước đó.
     
    * Trường hợp không phải chia tiền trúng số như đã giao kết
     
    Trường hợp ngược lại, mặc dù có giao kết hứa chia đều các khoản tiền thưởng nhưng số tiền bỏ ra mua là tiền của người hứa thì không phải thực hiện việc chia tiền.
     
    Ngoài ra, nếu trong lúc giao kèo việc hứa chia tiền trúng số mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như đang say do đã uống nhiều rượu thì giao dịch cũng vô hiệu.
     
    3. Hứa chia tiền trúng số khác gì với hứa thưởng?
     
    Hứa thưởng cũng được xem là giao dịch dân sự, theo đó một bên chủ thể đưa ra những điều kiện nhất định, điều kiện này phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng là một công việc cụ thể quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    Do đó, chủ thể thứ hai đã thực hiện được công việc mà người hứa thưởng nêu ra, họ có quyền yêu cầu người hứa thưởng phải trả thưởng như đã tuyên bố. Việc trả thưởng phải được tuyên bố cụ thể như một số tiền, tài sản khác.
     
    So với hứa chia tiền trúng xổ số thì không cần phải có điều kiện nào bắt buộc từ người được chia tiền thưởng phải thực hiện mà tất cả các chủ thể đều được chia tiền.
     
    Còn đối với hứa thưởng thì chỉ bên chủ thể thứ hai phải thực hiện điều kiện mà bên hứa thưởng giao ra mới nhận được khoản thưởng. Thông thường hứa thưởng được áp dụng trong thi đấu thể thao, thi học thuật,...
     
    Như vậy, từ các dữ liệu trên cho thấy hứa chia tiền khi trúng số chính là giao dịch dân sự giữa các bên đã có giao kèo từ lúc tuyên bố, nhưng việc chia tiền thưởng không chỉ xác định dựa trên giao dịch bằng lời nói mà còn được quyết định dựa trên tỷ lệ góp vốn.
     
    1957 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (16/05/2023) ThanhLongLS (06/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận