Chào bạn !
thứ 1: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến công dân của nhiều hơn 2 nước, nên sẽ có 1 trong số Tòa án các nước liên quan có thẩm quyền giải quyết=> có khả năng hệ thống pháp luật các nước có thể được áp dụng. Để đảm bảo quyền lợi của công dân nước mình nên giữa các nước ký kết điều ước quốc tế với nhau quy định về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài. Ngoài ra vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài còn được quy định trong pháp luật các nước hoặc do sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ.
=> nếu quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, quy phạm xung đột trong pháp luật quôc gia viện dẫn hoặc do các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu việc áp dụng, ậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc của pháp luật nước được áp dụng, nếu là sự thỏa thuận chọn luật thì phải đáp ứng điều kiện chọn luật
- thứ 2 :Đặt giả sử khi các quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu các nước không thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài thì vấn đề sẽ giải quyết thế nào, do vậy áp dụng pháp luật nước ngoài rất cần thiết và pháp luật các nước thường quy định các điều kiện cụ thể để luật nước ngoài có thể áp dụng .
- thứ 3: xuất phát từ quan hệ giao lưu ngày càng mở rộng không chỉ về kinh tế mà còn liên quan nhiều lĩnh vực nữa.
- Liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật theo pháp luật việt nam bạn có thể tìm đọc Đ759 BLDS 2005, ĐIỀU 4 Luật hàng hải, Đ 4 luật thương mại, điều 101 luật HNGĐ.....
Bạn đọc thêm giáo trình tư pháp quốc tế để biết thêm, có nhiều vấn đề lý luận rất hay.
Cập nhật bởi quocvinh293 ngày 14/05/2012 08:39:36 CH