Anh Liêm – Đồng Nai gửi câu hỏi tới HTTT Bộ với người dân và doanh nghiệp rằng: Công ty của anh mới thành lập. Anh đang nghiên cứu về việc xây dựng Thoả ước lao động tập thể. Tuy nhiên, anh tìm hiểu không thấy quy định về chuẩn mẫu thoả ước lao động tập thể. Anh mong muốn Bộ có thể hướng dẫn cụ thể cách xây dựng và văn bản nào quy định các nội dung bắt buộc phải có khi xây dựng thoả ước lao động tập thể?
Vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể, bao gồm: thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 75
Bộ luật Lao động).
* Pháp luật không quy định cụ thể về nội dung của thỏa ước lao động tập thể mà chỉ quy định nguyên tắc chung, theo đó nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; đồng thời khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. (Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động).
2. Mỗi một doanh nghiệp có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể không?
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì không bắt buộc trong mỗi một doanh nghiệp phải có thỏa ước lao động tập thể. (Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động).
Có mấy loại thỏa ước lao động tập thể?
* Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Lao động).
* Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau thì thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật Lao động).
Theo https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/hoat-dong-he-thong-bao-hiem-xa-hoi.aspx?ItemID=16671&CateID=0
Điều 15. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
Tuy nhiên theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 hành vi xử phạt không gửi Thỏa ước lao động đến cơ quan quản lý được áp dụng cho quy định tại Điều 77 Bộ luật Lao động 2019, tuy nhiên nhiều cán bộ lao động lại cố tình giải thích sai cho doanh nghiệp theo hướng không lập Thỏa ước sẽ bị xử phạt:
Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Đây là việc giải thích quy định pháp luật không đúng và gây hiểu lầm cho các doanh nghiệp!!!