Từ năm 2017, những cái tên cá nhân như David, Toyota…sẽ không được phép đặt

Chủ đề   RSS   
  • #436679 23/09/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Từ năm 2017, những cái tên cá nhân như David, Toyota…sẽ không được phép đặt

    Từ năm 2017 những cái tên như David Toyota sẽ không được phép đặt

    Bộ luật dân sự 2005 dường như không điều chỉnh đến vấn đề cá nhân được đặt tên như thế nào, có thể vì nhiều lý do, như hệ thống lập pháp chưa thực sự hoàn chỉnh hoặc đó là quyền nhân thân của một người, nên cần cho họ có sự tự do lựa chọn, nhất là quyền được đặt tên như thế nào.

    Đến khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời thì mọi chuyện đã khác, Bộ luật này đã bổ sung thêm quy định về việc đặt tên, cụ thể như sau:

    Điều 26. Quyền có họ, tên

    3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

    Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

    Như vậy, theo như trước đây, bạn có quyền đặt con mình với cái tên chẳng hạn như Nguyễn David hoặc Trần Toyota, hoặc Lê Hoàng Victoria…thì từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực sẽ không cho phép điều này.

    Tôi có tìm hiểu một số sách báo tài liệu thì được cho rằng, sở dĩ có quy định như vậy để đồng bộ trong việc quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Nghĩa là sau khi hoàn chỉnh hệ thống, việc đăng ký giấy khai sinh sẽ không còn thực hiện theo kiểu thủ công như từ trước đến nay mà thực hiện theo hệ thống điện tử. Nếu bạn đặt những cái tên bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt thì khi nhập vào hệ thống, nó sẽ báo lỗi, không thể thực hiện được.

    Quy định này làm tôi thắc mắc rằng: “Những người có vợ/chồng là người nước ngoài, thông thường họ đặt tên cho con theo dạng nửa Anh nửa Việt như Nguyễn Peter, Trần John…thì với quy định này, họ sẽ phải giải quyết như thế nào trong khi quy định của Bộ luật dân sự 2015 không hề có một quy định nào mang tính ngoại lệ cho những trường hợp như vậy?”

    Cập nhật bởi trang_u ngày 23/09/2016 03:39:21 CH
     
    14267 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nhatnam1260 (24/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436695   23/09/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Đồng ý với quy định này, cái tên cái họ nên dùng tiếng việt chứ nửa tây nửa ta không biết để làm gì. 

    Nhưng mình cũng có thắc mắc, trường hợp ng có hai quốc tịch thì ko biết khi họ mang quốc tịch nước ngoài tên họ sẽ như thế nào nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    trang_u (24/09/2016)
  • #436756   24/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    happy_smile viết:

    Nhưng mình cũng có thắc mắc, trường hợp ng có hai quốc tịch thì ko biết khi họ mang quốc tịch nước ngoài tên họ sẽ như thế nào nhỉ?

    Này cùng câu hỏi với mình, trong khi quy định pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 không hề nêu một trường hợp ngoại lệ nào? Liệu có cần thiết phải sửa đổi Bộ luật dân sự 2015 hay không? Hay là nếu có một văn bản nào đó hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp ngoại lệ thì có trái với luật không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #436731   24/09/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    mình cũng ủng hộ quy định này, chứ nữa tây nữa ta nhìn ngứa mắt lắm ;D

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    trang_u (24/09/2016)
  • #436784   24/09/2016

    NhockSam
    NhockSam

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Rep: trường hợp người có hai quốc tịch đặt tên con tại VN

    Mình thấy k có gì phải thay đổi. Pháp luật quốc gia cũng cần có những quy định cứng. Trong trường hợp có hai quốc tịch mà bạn muốn đặt tên cho con bằng tiếng nước ngoài thì hãy nhập quốc tịch nước ngoài rồi đặt đi ạ. Còn nếu đã muốn nhập quốc tịch VN thì cứ theo quy định của VN thôi ạ.
     
    Báo quản trị |