Tự đến trại trẻ mồ côi để xin con nuôi được không?

Chủ đề   RSS   
  • #605411 14/09/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (808)
    Số điểm: 5433
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Tự đến trại trẻ mồ côi để xin con nuôi được không?

    Nhu cầu nhận con nuôi (nhận con nuôi hợp pháp) của nước ta hiện nay không phải ít, và một trong những nơi mà người dân nghĩ đến khi muốn tìm kiếm và nhận một đứa trẻ làm con nuôi là ở các trại trẻ mồ côi. Như vậy thì có thể trực tiếp đến trại mồ côi để xin con nuôi được không?

    1. Tự đến trại trẻ mồ côi để xin con nuôi được không?

    Theo quy định về nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    Người có nhu cầu nhận con nuôi có thể đến trại trẻ mồ côi để xin nhận con nuôi (tìm kiếm, lựa chọn con nuôi) tuy nhiên họ phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi đúng theo quy định pháp luật (nhận nuôi con nuôi hợp pháp).

    trai-tre-mo-coi-xin-nuoi-con-nuoi

    2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay thế nào?

    - Như có đề cập ở trên thì muốn nhận nuôi con nuôi thì người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    - Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phải tiến hành xong việc lập ý kiến đồng ý của những người:

    + Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.

    + Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

    Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

    - Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định trên.

    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý.

    - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

    Cơ sở pháp lý: Điều 19, 20, 21, 22 Luật Nuôi con nuôi 2010.

     
    509 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận