Từ chối làm nhân chứng có phạm tội?

Chủ đề   RSS   
  • #560807 22/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Từ chối làm nhân chứng có phạm tội?

    Từ chối làm nhân chứng có phạm tội?

    Từ chối làm nhân chứng có phạm tội? - Ảnh minh họa

    Vai trò của nhân chứng trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự là hết sức quan trọng, tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà một số người không muốn trở thành nhân chứng. Vậy, những người từ chối làm nhân chứng có phải chịu trách nhiệm gì không?

    Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng (Khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015). Nghĩa vụ đối với người làm chứng được quy định tại Khoản 4 Điều 66 như sau:

    “4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

    a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

    b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.”

    Chiếu theo quy định nêu trên, căn cứ để trở thành “người làm chứng” không phải xuất phát từ ý chí của người làm chứng mà là ý chí của cơ quan tiến hành tố tụng, thông qua việc triệu tập. Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, người này phải có mặt và chỉ có thể vắng mặt khi gặp trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng.

    Lý do bất khả kháng và trở ngại khách quan được giải thích tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”

    Ngoài ra, tại khoản 5 của Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 còn quy trách nhiệm cho người làm chứng như sau:

    “Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.”

    Có thể thấy rõ tại quy định trên việc trốn tránh nhận trách nhiệm trở thành người làm chứng sẽ phải chịu  trách nhiệm hình sự.

    Trách nhiệm này được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

    “Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

    1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Theo đó, Khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

    “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

    Như vậy, nếu không vì lý do bất khả kháng và trở ngại khách quan hoặc không phải những đối tượng miễn trách nhiệm khi không tố giác tội phạm thì người nào từ chối trách nhiệm trở thành người làm chứng sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất là 01 năm tù giam và cấm đảm nhiệm chức vụ 05 năm.

     
    2401 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận