Từ 27/10, số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng được định danh để chống lừa đảo

Chủ đề   RSS   
  • #606413 27/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Từ 27/10, số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng được định danh để chống lừa đảo

    Kể từ hôm nay (ngày 27/10), tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tương tự, cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.

    Theo thông tin được đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ TT&TT cho biết thời gian vừa qua, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.

    Mục đích của các đối tượng là thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

    Định danh số điện thoại của Bộ TT&TT và các nhà mạng viễn thông từ 27/10

    Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Đồng thời cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT… Giải pháp này được đánh giá cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo.

    Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 27/10/2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”

    Cũng từ ngày 27/10, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Chẳng hạn như tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP cua nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM)…

    Cùng với việc thông báo rộng rãi việc Bộ TT&TT và các nhà mạng sử dụng tên định danh cho các số điện thoại có tương tác với người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nêu rõ: Các số điện thoại gọi đến người dân mà đối tượng xưng danh là đơn vị thuộc Bộ hay doanh nghiệp viễn thông, nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo thì đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo.

    Người dân cần làm gì khi nhận được các cuộc gọi mạo danh?

    Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý.

    Trước đó, nhiều người dân là nạn nhân của các cuộc gọi mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như các cuộc gọi mạo danh là cán bộ công an làm định danh điện tử cho người dân và yêu cầu đọc mã OTP trên điện thoại. Hay lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án điện lừa đảo đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng, lừa tuyển CTV,...

    Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã công bố Cẩm nang nhận diện 24 hình thức lừa đảo và thủ đoạn tinh vi để người dân cảnh giác và hạn chế những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em có 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên có 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo…

    Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Cẩm nang nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

    Vậy nên, người dân cần nắm kỹ các hình thức lừa đảo này để giúp bản thân và gia đình phòng chống.

    Xem 24 hình thức lừa đảo

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/07/Cam_nang_nhan_dien_va_phong_tranh_LDTT_7493280830.pdf

    (3) Tổng hợp một số bài viết liên quan về lừa đảo trên không gian mạng:

    Công khai danh sách 18 tài khoản ngân hàng của các đối tượng lừa đảo

    Bộ Công an cảnh báo người dân thận trọng trước khi ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”

    Giả mạo cán bộ công gọi điện làm định danh điện tử lừa đảo tài sản người dân

    Cảnh báo: Giả mạo tin nhắn ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

    Cảnh giác: Nhận điện thoại lừa đảo "con đang cấp cứu", phụ huynh mất hàng chục triệu đồng

    Lừa tuyển CTV thu âm, đọc voice qua mạng mất hàng trăm triệu đồng

    Cảnh giác: Giả nhân viên BHXH lừa đảo chuyển tiền để được cấp lại mật khẩu VssID

    Giả danh cán bộ Thuế yêu cầu cài đặt ứng dụng điện thoại để lừa đảo tài sản

    Bộ TTTT hướng dẫn 02 cách kiểm tra website lừa đảo

    Cách nhận diện thủ đoạn gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    PHHS cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

    Quảng cáo làm "tích xanh" Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

     
    1385 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận