Từ 15/4/2020, làm trọn ngày 'đèn đỏ' sẽ nhận thêm tiền

Chủ đề   RSS   
  • #541134 14/03/2020

    thuytran2120

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/02/2020
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Từ 15/4/2020, làm trọn ngày 'đèn đỏ' sẽ nhận thêm tiền

      Đây là một điểm mới và cũng là nội dung của Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
     
    Kết quả hình ảnh cho đi làm vào ngày đèn đỏ
     
     
      Mọi phụ nữ đều trải qua những cơn đau bụng, đau lưng, mụn trứng cá... trong chu kỳ kinh nguyệt, cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn phải đi làm vào những ngày khó chịu như thế này. Liệu, pháp luật có quy định gì về việc đi làm vào những ngày hành kinh mệt mỏi này hay không? Và nếu họ không nghỉ làm trong những ngày này mà vẫn làm việc, thì thời gian làm việc có được tính là thời gian làm thêm không?
     
      Khác với Nghị định cũ thì Nghị định 28/2020/NĐ-CP  ban hành và có hiệu lực từ 15/4/2020 bảo vệ quyền lợi của phụ nữ hơn.
      Tức là, từ 15/4/2020 tới đây, khi Nghị định chính thức có hiệu lực, với những trường hợp không được nghỉ 30 phút/ngày trong thời kỳ hành kinh, lao động nữ sẽ được nhận thêm tiền. Số tiền này được coi là tiền lương làm thêm giờ (Nội dung này chưa từng được đề cập tại bất cứ văn bản nào trước đây).
     
      Cụ thể tại nghị định có quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lao động nữ cụ thể như sau:
     
    -  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    +Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;
    + Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.
     
      Đồng thời, mức phạt này sẽ tăng lên gấp 02 lần (từ 01 - 02 triệu đồng) nếu người sử dụng lao động là tổ chức không cho người lao động  phụ nữa nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh. Dù người sử dụng lao động là cá nhân hay tổ chức thì cũng buộc phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động nếu có hành vi vi phạm quy định này.
     
      Vì thế, khi Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực thì chị em phụ nữ sẽ được ưu tiên hơn trong thời gian hành kinh cũng như đảm bảo quyền lợi của mình hơn.
     
    Cập nhật bởi thuytran2120 ngày 14/03/2020 01:17:03 CH Cập nhật bởi thuytran2120 ngày 14/03/2020 01:16:16 CH
     
    5297 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytran2120 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541154   14/03/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Mình có một chút thắc mắc ở đây, nếu như người lao động thông báo, yêu cầu nghỉ 30 phút này trong thời gian hành kinh thì công ty mới cho nghỉ, trường hợp không cho nghỉ thì bị phạt. Nếu như người lao động không thông báo thì công ty không có nghĩa vụ cho nghỉ đúng không? Với lại thời gian hành kinh của mỗi người là khác nhau, trong quy định tại Nghị định 85 chỉ quy định tối thiểu là 03 ngày trong tháng. Vậy nếu người lao động báo là 1 tuần thì người sử dụng lao động phải cho nghỉ đúng 1 tuần à? Làm sao để kiểm soát được thông báo của người lao động là đúng?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541197   15/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ. Bài viết hữu ích

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 2 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP thì người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sử dụng lao động không cho phép người lao động nữ, nghỉ chưa có quy định chế  tài, nay đã có. Quyền lợi của người lao động nữ sẽ được đảm bảo hơn.  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542155   29/03/2020

    Cảm ơn về bài viết thú vị mà bạn đã chia sẻ. Làm phụ nữ đúng là khổ đủ bề khi hằng tháng phải “mất máu” vì hành kinh, bị mụn trứng cá, bị đau bụng, đau nhức người … vì vậy pháp luật quy định cho người lao động nữ nghỉ 30 phút vào ngày hành kinh là hợp lý. Tuy nhiên, mình có thắc mắc là việc nghỉ do hành kinh là đương nhiên hay phải được quy định trong nội quy lao động thì người lao động mới được nghỉ ngơi 30 phút.

     
    Báo quản trị |  
  • #544657   29/04/2020

    Theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì khi người lao động có yêu cầu được nghỉ 30 phút do đang trong thời gian hành kinh mà công ty không đồng ý thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính và phải trả tiền làm thêm giờ. Ngược lại nếu công ty cho nghỉ nhưng người lao động không đồng ý nghỉ thì không phải trả tiền lương làm thêm giờ đâu bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544867   29/04/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin bạn cung cấp rằng: Người lao động nữ nếu phải làm full ngày đèn đỏ (không được nghỉ) sẽ được tính là thời gian làm thêm 30 phút/ngày. Tôi căn cứ thêm Điểm a Khoản 1 Điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

    Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    Như vậy, lao động nữ được trả thêm ít nhất 50% tiền lương tương ứng với 30 phút/ngày.

    Trên đây là nội dung bổ sung liên quan đến việc lao động nữ làm full ngày đèn đỏ.

    Tuy nhiên, mình có nội dung đang thắc mắc như sau: Trong thời gian công ty không thể cho người lao động nghỉ 30 phút vì lý do đèn đỏ (có thể do công ty đang chạy plan) mà Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, có người bị 3 ngày có người bị hẳn cả 1 tuần tùy vào cách ăn uống, kiêng cử có đúng cách hay không? Như vậy, căn cứ đâu làm chứng minh tính tiền lương làm thêm giờ cho chị em phụ nữ? :))) Không biết thắc mắc có hợp lý không, nhưng mọi người nghĩ sao về vấn đề này?

     
     
    Báo quản trị |  
  • #565238   24/12/2020

    Linhgau93
    Linhgau93

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy là cuối cùng là. nếu công ty trả theo lương thời gian, có thông báo đc nghỉ 30 phút kinh nguyệt tại nội quy lao động , thì có phải trả tiền phụ nữ theo tăng ca 150% k ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhgau93 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/12/2020)