Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải có sinh trắc học, KH có phải đến ngân hàng để cập nhật?

Chủ đề   RSS   
  • #611106 02/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 542 lần


    Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải có sinh trắc học, KH có phải đến ngân hàng để cập nhật?

    Từ 01/7/2024, giao dịch chuyển tiền ngân hàng hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu phải được xác thực bằng sinh trắc học. Vậy khách hàng có phải đến ngân hàng để cập nhật những dữ liệu này không?

    Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải có sinh trắc học

    Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, từ 01/7/2024 tới đây, các giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu, một ngày không quá 20 triệu thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng vân tay hoặc khuôn mặt.

    Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, không quy định về số tiền chuyển lần tiếp theo. 

    (Có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).

    Xem thêm: Chuyển tiền trên 10 triệu phải có xác nhận vân tay, khuôn mặt từ 1/7

    Khách hàng có phải đến ngân hàng để cập nhật dữ liệu sinh trắc học không?

    Theo quy định tại  Quyết định 2345/QĐ-NHNN như đã phân tích trên, dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng phải khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân do cơ quan Công an cấp; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. 

    Như vậy, người dân không cần phải đến ngân hàng để cập nhật mà các ứng dụng ngân hàng sẽ chủ động xác thực dữ liệu sinh trắc học của khách hàng.

    Triển khai áp dụng các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

    Theo Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-NHNN  quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải triển khai áp dụng các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến như sau:

    - Đối với khách hàng cá nhân, trước khi thực hiện giao dịch lần đầu bằng ứng dụng Mobile Banking hoặc trước khi thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất thì phải xác thực khách hàng:

    + Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: 

    (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp; 

    (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng trong do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập;

    + Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CSDL sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

    - Thông báo việc đăng nhập lần đầu ứng dụng Internet Banking/ Mobile Banking hoặc việc đăng nhập ứng dụng Internet Banking/ Mobile Banking trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện đăng nhập ứng dụng Internet Banking/ Mobile Banking lần gần nhất qua SMS hoặc các kênh khác do khách hàng đăng ký (email, điện thoại,…).

    - Lưu trữ thông tin về thiết bị thực hiện các giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký (log) xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.

    + Thông tin về thiết bị tối thiểu bao gồm:

    Đối với thiết bị di động: Thông tin định danh duy nhất của thiết bị (như số IMEI, Serial, WLAN MAC, Android ID,…).

    Đối với máy tính: địa chỉ MAC hoặc thông tin định danh thiết bị khác thông qua các API (Application Programming Interface) của hệ điều hành.

    + Nhật ký (log) xác thực giao dịch tối thiểu gồm: biện pháp xác thực, thời gian xác thực, mã giao dịch được xác thực, mã khách hàng.

    Như vậy,  các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải triển khai áp dụng các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến theo quy định như trên.

    Quy định mới này có ý nghĩa rất lớn bởi khi quy định này được thực hiện, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của những người muốn lừa đảo rồi thì cũng có thể lấy lại tiền. 

    Bởi, muốn chuyển vào tài khoản là người thực hiện phải xác thực sinh trắc học với giao dịch trên 10 triệu đồng. Còn trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền thì cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip

    Xem đầy đủ Quyết định 2345/QĐ-NHNN chính thức có hiệu lực từ 01/7/2024

     
    2351 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận