Từ 01/7/2015, Nghị định 20/2009/NĐ-CP quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam hết hiệu lực

Chủ đề   RSS   
  • #382857 12/05/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Từ 01/7/2015, Nghị định 20/2009/NĐ-CP quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam hết hiệu lực

    Theo đó, từ ngày 01/7/2015, Nghị định thay thế Nghị định 20/2009/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực.

    Về cơ bản, Nghị định này đã phù hợp với thực tiễn, nên Nghị định mới vẫn sẽ giữ nguyên nhiều nội dung, trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung sau:

    1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Bổ sung thêm quy định đối với sân bay dân dụng, các đài ra đa, vô tuyến hàng không.

    2. Giải thích từ ngữ: Một số từ ngữ được sửa đổi, bổ sung theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 Sân bay dân dụng -Yêu cầu chung về Thiết kế và Khai thác.

    3. Thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay sân dụng, sân bay dùng chung, các đài trạm ra đa, vô tuyến hàng không và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời: được quy định cụ thể hơn.

    Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay dân dụng, sân bay quân sự.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống bãi cất, hạ cánh trực thăng, dải cất hạ cánh trên mặt nước, trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch hệ thống đài trạm dẫn đường hàng không.

    4. Các hành vi bị cấm: được cụ thể hóa từ các Điểm c, g, h, i, k, n Khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam để thuận tiện cho việc tham chiếu, gồm các hành vi sau:

    - Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, mội trường và dân sinh.

    - Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay.

    - Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửu, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay.

    - Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tầu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay.

    - Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay.

    - Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật nghị tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay.

    - Cấp phép xây dựng, lắp đặt các công trình chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cảnh báo hàng không đối với các công trình quy định tại Điều 8 và Phụ lục IV Nghị định này, trừ trường hợp được cơ quan chấp thuận độ cao của Bộ Quốc phòng quy định riêng.

    5. Về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ  vùng trời: quy định rõ trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, địa phương và các Bộ, ngành liên quan đến công tác quản lý chướng ngại vật hàng không.

    6. Về việc thay đổi các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không

    Xem xét điều kiện thực tế về việc quản lý các bề mặt chướng ngại vật hàng không bảo đảm an toàn cho các hoạt động bay trong thời gian qua, điều chỉnh các thông số kỹ thuật như sau:

    - Đối với sân bay quân sự, giữ nguyên các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không được quy định tại Nghị định 20

    - Đối với sân bay dân dụng và sân bay dung chung, điều chỉnh và áp dụng chung một tiêu chuẩn, cụ thể:

      + Đối với tĩnh không đầu theo tiêu chuẩn của HKDD Việt Nam và ICAO có độ dốc là 2% như hiện nay.

      + Đối với tĩnh không sườn, mặt phẳng ngang trong có độ cao tối đa là 50 mét theo tiêu chuẩn quân sự, thay vì khuyến cáo của ICAO 45 mét trong Phụ lục II của Nghị định 20.

    7. Bổ sung thêm Điều 17: quy định việc bảo đảm ngân sách cho công tác quy hoạch, quản lý chướng ngại vật hàng không.

    Bổ sung thêm Phụ lục V: Quy định khoảng cách tối thiểu của chướng ngại vật nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật đến mép ngoài bãi ăng ten hàng không dân dụng.

    Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.

     
    7682 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận