Từ 01/11/2017, áp dụng quy định xử phạt không đóng Quỹ phòng chống thiên tai

Chủ đề   RSS   
  • #468055 18/09/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Từ 01/11/2017, áp dụng quy định xử phạt không đóng Quỹ phòng chống thiên tai

    Quy định này tháo gỡ những vướng mắc tồn tại bấy lâu tại nhiều doanh nghiệp khi mà Luật phòng chống thiên tai 2013Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai như sau:

    - Đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:

    Mức đóng góp: 2/10.000 tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

    - Đối với công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động:

    + Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các DNNN đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;

    + NLĐ trong các DN đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng;

    + NLĐ khác, trừ các đối tượng trên, đóng 15.000 đồng/người/năm.

    Trong trường hợp không đóng hoặc đóng thiếu thì bị xử phạt thế nào?

    Tại Nghị định 104/2017/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/11/2017 quy định như sau:

    Trường hợp đóng thiếu: phạt tiền bằng số tiền phải đóng góp còn thiếu (mức phạt tối thiểu 50.000 đồng, mức phạt tối đa 50 triệu đồng)

    - Đối với cá nhân đến 30/5 đã đóng nhưng chưa đóng đủ mức phải đóng và trong thời gian từ sau 30/5 đến hết 31/12 mới đóng phần còn thiếu

    - Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:

    Đến 30/5 đã đóng lần 1 nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng và số tiền thiếu của lần 1 đóng trước 30/10 hàng năm.

    - Đến 30/10 hàng năm đã đóng lần 2 nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng và số tiền thiếu của lần 2 đóng trước 31/12 hàng năm.

    Trường hợp chậm đóng: phạt tiền bằng 1.5 lần mức phải đóng

    - Đối với cá nhân đóng trong thời gian từ sau 30/5 đến hết 31/12 hàng năm

    - Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập lần 1 trong thời gian từ sau 30/5 đến 30/10 hàng năm và đóng số tiền còn lại trong thời gian từ sau 30/10 đến hết 31/12 hàng năm.

    Trường hợp không đóng: phạt tiền bằng 2 lần mức phải đóng

    - Đối với cá nhân đến hết 31/12 hàng năm chưa đóng đủ quỹ.

    - Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập đến hết 30/10 hàng năm chưa đóng lần 1 và đến hết 31/12 chưa đóng số tiền còn lại phải đóng vào quỹ.

    Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩa vụ đóng góp theo mức quy định trên.

     
    23432 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468062   18/09/2017

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Cái này doanh nghiệp sẽ đóng ở đâu và đóng ra sao chỉ mình với?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (25/09/2017)
  • #468660   25/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    honhu viết:

    Cái này doanh nghiệp sẽ đóng ở đâu và đóng ra sao chỉ mình với?

    Chào bạn honhu, xin lỗi bạn vì đến hôm nay xem lại mình mới thấy câu hỏi của bạn, theo mình thì tùy mức phạt mà cơ quan thu khác nhau. Bạn xem chi tiết quy định về thẩm quyền xử phạt tại Nghị định 104/2017/NĐ-CP:

    Điều 26. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

    Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai

    1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn Thanh tra Sở có nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; Trưởng đoàn thanh tra của Tổng cục, Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

    3. Trưởng đoàn thanh tra của Bộ có nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

    4. Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II Nghị định này;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

    Điều 30. Thẩm quyền của Công an nhân dân

    1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Trạm trưởng, Thủy đội trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

    3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    4. Trưởng Công an cấp huyện; Thủy Đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên sông thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai quy định tại Chương II; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định này;

    c) Tưc quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

    ...

     
    Báo quản trị |  
  • #468663   25/09/2017

    quynhnhudainam
    quynhnhudainam
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (375)
    Số điểm: 2795
    Cảm ơn: 185
    Được cảm ơn 151 lần


    honhu viết:

    Cái này doanh nghiệp sẽ đóng ở đâu và đóng ra sao chỉ mình với?

    Dear Bạn,

    Mỗi năm vào tầm tháng 7-9. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo trích nộp Quỹ phòng chống thiên tai ( ví dụ TP.HCM). Trên thông báo đó có thể hiện mức đóng đối với DN và trích ngày lương đối với NLD + thể hiện số tiền doanh nghiệp đóng thiếu của các năm trước ( Nếu có) + Số tài khoản của Kho bạc Nhà Nước cũng như cách diễn giải khi nộp tiền bằng Chuyển khoản .

    CHia sẽ cùng bạn

    Thân,

     

    Người từ vô tận tái sinh

    Đi ngang trần thế vương tình nhân gian

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhnhudainam vì bài viết hữu ích
    honhu (25/09/2017)
  • #468716   25/09/2017

    Mình cũng nghe nhắc nhiều đến việc đóng quỹ phòng chống thiên tai mà doanh nghiệp phải đóng, nhưng hiện tại chưa thấy văn bản nào đề cập cụ thể và hướng dẫn thủ tục thực hiện, có nhiều doanh nghiệp liên hệ cơ quan chức năng hỏi về vấn đề này thì được trả lời là không rõ rồi họ cũng cho qua, giờ lại có quy định phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #468897   27/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Trước đây mình cũng đã đọc được quy định ở đâu đó về việc doanh nghiệp, cá nhân người lao động phải đóng quỹ phòng chống thiên tai. Rồi ngồi ngẫm nghĩ mình đóng vậy có phòng được thiên tai hay chống được thiên tai ập đến người dân không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #475800   24/11/2017

    Quĩ phòng chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không hay khuyến khích thôi mn?

     
    Báo quản trị |