Truy tố bác sĩ Mạnh Tường thể hiện sự “Bí quá làm cuồng”

Chủ đề   RSS   
  • #316194 02/04/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Truy tố bác sĩ Mạnh Tường thể hiện sự “Bí quá làm cuồng”

    > Toàn cảnh Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân

    Có lẽ, nguyên tắc không để lọt tội phạm và dưới sức ép của dư luận nên cơ quan tố tụng đã nôn nóng trong vụ án “Bác sĩ Mạnh Tường ném xác bệnh nhân”.

    Ngày 31/10/2013, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tường Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường để điều tra về các hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 BLHS) và hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 BLHS).

    Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được xác chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân của vụ án). Như vậy, chưa chứng minh được hành vi phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện hành vi phạm tội nên chưa thể truy tố Nguyễn Mạnh Tường.

    Hiện tại, những thông tin cho rằng ông Tường đã phẩu thuật thẩm mỹ làm nạn nhân Huyền chết, sau đó vứt xác nạn nhân đều dựa chủ yếu vào lời khai của ông Tường và Đào Quang Khánh (bảo vệ) còn thực tế chưa một ai chứng minh được thông tin đó là đúng sự thật.

    - Chị Huyền còn sống hay đã chết? Nếu chết thì xác ở đâu? – Chưa có câu trả lời! Mà một khi chưa xác định được chị Huyền còn sống hay đã chết thì không thể truy cứu với tội danh theo điều 242 BLHS.

    - Và càng không thể truy cứu với tội danh theo điều 246 BLHS.

    Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

    Như vậy, không tìm được xác nạn nhân Huyền thì không thể truy tố Nguyễn Mạnh Tường.

    Bí quá làm cuồng!

    Có quan điểm cho rằng: căn cứ vào các dụng cụ thực hiện giải phẫu, dấu máu.... của nạn nhân, phiếu thu tiền thực hiện giải phẫu thẩm mỹ... và theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can thì coi như chị Huyền đã chết và hành vi ném xác cấu thành Điều 246 – Xâm phạm thi thể chứ không phải là Điều 93 – Giết người.

    Thoạt đầu, có vẻ có lý nhưng bản chất mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn.

    Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác  

    1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Muốn cấu thành tội danh tại Điều 242 thì buộc phải gây ra hậu quả “thiệt hại cho tính mạng” hoặc “thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe”. Thử hỏi:

    - “Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe” ở đây là gì? Chẳng ai có thể xác định được.

    - “Thiệt hại cho tính mạng” ở đây là gì? Chẳng qua đó là suy đoán có lợi cho bị can nhưng thực tế chị Huyền chết hay chưa thì chẳng ai có thể xác định được.

    Như vậy, không thể quy kết bác sĩ Mạnh Tường vào tội danh này.

    Lời kết: Nếu Viện kiểm sát truy tố bác sĩ Mạnh Tường khi chưa tìm thấy xác chị Huyền thì đó là hành vi “Bí quá làm cuồng”.

     
    6762 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    garan (02/04/2014) admin (02/04/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #316212   02/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Cái vụ MH370 làm mình liên tưởng đến cái này, nhưng vấn đề ở đây vẫn chưa thể xác nhận được nguyên nhân chết là vì đâu, nên không thể kết tội giết người được.

     
    Báo quản trị |  
  • #316251   02/04/2014

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Bây giờ mà không truy tố ông Nguyễn Mạnh Tường những người hiểu luật biết luật thì không nói làm gì nhưng những người dân phẫn nợ với hành vi của ông Tường sẽ không còn niềm tin vào pháp luật của nước nhà nữa. Điều nay còn nguy hiểm hơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    TRUTH (02/04/2014)
  • #316253   02/04/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    garan viết:

    Bây giờ mà không truy tố ông Nguyễn Mạnh Tường những người hiểu luật biết luật thì không nói làm gì nhưng những người dân phẫn nợ với hành vi của ông Tường sẽ không còn niềm tin vào pháp luật của nước nhà nữa. Điều nay còn nguy hiểm hơn nhiều.

    Nhưng "Nhà nước pháp quyền" thì phải tuân theo pháp luật bạn à!

     
    Báo quản trị |  
  • #316255   02/04/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà, vậy thì chủ topic thù ghét ai cứ việc rủ người đó đi tàu ra biển, rồi giữa đêm xô xuống, mặc kệ các hành khách, thủy thủ khác có thấy hay không. Khi ra tòa cứ cãi người đó biết đâu còn sống vì chưa tìm thấy xác, xem tòa xử thế nào 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #316262   02/04/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Unjustice viết:

    Hà hà, vậy thì chủ topic thù ghét ai cứ việc rủ người đó đi tàu ra biển, rồi giữa đêm xô xuống, mặc kệ các hành khách, thủy thủ khác có thấy hay không. Khi ra tòa cứ cãi người đó biết đâu còn sống vì chưa tìm thấy xác, xem tòa xử thế nào 

    Không đơn giãn như anh nghỉ đâu:

    - Thứ nhất, hiếm hoi lắm cơ quan điều tra mới potay như thế này;

    - Thứ hai, giết người chỉ là cách suy nghĩ của những kẻ "kém hiểu biết", nếu giết người mà chỉ bị ở 1 ngày tù thì e cũng không dám giết đâu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #316267   02/04/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Bởi vì "luận điểm bào chữa" hiện nay của em là "không tìm thấy xác không có tội". Nhưng luận điểm này thật sự yếu khi ra tòa.

    Vì em quên mất là còn gần cả chục người (các nhân viên của phòng mạch chui) chứng kiến việc nạn nhân bị sốc thuốc dẫn đến tình trạng nguy kịch có thể dẫn đến chết người hay thậm chí đã chết của nạn nhân. Cái này tòa sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sỹ. Đó sẽ là những bằng chứng buộc tội khách quan. Không phải chỉ có lời khai của bị cáo không em à. 

    Việc tìm thấy xác nạn nhân chỉ có thể giúp cho việc xác định chết do ngộp nước (tức vẫn còn sống khi bị ném xuống sông) hay chết do sốc thuốc thôi. Chứ việc tìm thấy xác không nhằm mục đích xác định nạn nhân đã thực sự chết nhằm thỏa mãn yếu tố định tội. Em đang nhầm lẫn giữa hai vấn đề này.

    Truy tố như vậy là đã dựa trên nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #316308   02/04/2014

    tamcaominh
    tamcaominh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 5 lần


    Đủ yếu tố cho tội danh “Giết người”

    Nếu áp dụng “án lệ”, cho thấy nghi phạm của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường khó lòng thoát khỏi cáo buộc về tội danh giết người.

    Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra đầm tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã tuyên án: Không chấp nhận đơn kháng cáo của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương. Bị cáo Vươn vẫn phải chịu mức án về tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”.

    Ở vụ án này, vấn đề hậu quả xảy ra sau hành vi phạm tội vẫn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, giới luật học quan tâm nhất. Nhiều người cho rằng để truy cứu trách nhiệm về tội giết người bắt buộc phải có hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, số khác lại khẳng định kể cả trong trường hợp chưa có hậu quả chết người xảy ra vẫn có thể truy cứu về tội giết người.

    Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra luận giải rằng: Để định tội danh một người phạm tội giết người thì điều đầu tiên là phải có bằng chứng về một người đã chết. Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam truy cứu tội giết người ngay cả khi hành vi đó mới có khả năng gây ra cái chết cho con người. “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội. Như vậy là mâu thuẫn với nguyên lý chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.

    Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra chưa được chấp thuận ở Việt Nam. Bởi lẽ, trên thực tế chủ thể thực hiện hành vi cố ý giết người, mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể đó thì vẫn truy tố về tội giết người.

    Trong khoa học hình sự Việt Nam có sự phân biệt giữa phạm tội chưa đạt và phạm đã đạt, phạm tội chưa hoàn thành và phạm tội đã hoàn thành. Đối với hành vi phạm tội đã hoàn thành, hành vi phạm tội đã xảy ra thì mặc dù người phạm tội chưa đạt mục đích mong muốn, hậu quả chết người chưa xảy ra vẫn được coi là cấu thành tội giết người.

    Những căn cứ cáo buộc

    Hoạt động hút mỡ bụng, nâng ngực thẩm mỹ là nguy hiểm đến tính mạng con người nên chỉ được phép thực hiện trong các bệnh viện và cơ sở y tế của Nhà nước. Như vậy, về nguyên tắc không thể xảy ra vụ tai biến tử vong nào liên quan đến dịch vụ này diễn ra không phải tại bệnh viện có chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ.

    Ở đây, nghi phạm của vụ án là một thầy thuốc đang làm trong ngành y tế nên đương nhiên phải biết được tính nguy hiểm của việc hút mỡ bụng và nâng ngực thẩm mỹ là nguy hiểm đến tính mạng, vì trong quá trình của việc phẫu thuật thẩm mỹ có việc phải sử dụng phương pháp gây mê, gây tê.

    Bên cạnh chuyện nghi phạm thực hiện phẫu thuật trái pháp luật, còn là chuyện khi thấy bệnh nhân lâm vào tình trạng hôn mê sâu sau phẫu thuật do chính mình thực hiện, nghi phạm được mô tả là chỉ cấp cứu qua loa rồi bỏ đi nơi khác, không có mặt bên nạn nhân. Một nghi phạm khác khai rằng đã cùng vị bác sĩ này đem nạn nhân vứt xuống sông Hồng phi tang chứng cứ nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.

    Xâu chuỗi lại, cho thấy hành vi của nghi phạm có giấu hiệu phạm tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp (biết hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của người khác nhưng vẫn làm vì đồng tiền và bỏ mặc hậu quả xảy ra thì theo qui định của pháp luật thì hậu quả đến đâu phải xử lý đến đó).

    Hậu quả của vụ án này là nạn nhân khả năng đã chết. Trường hợp Cơ quan điều tra tổ chức truy tìm xác nạn nhân không có kết quả, việc này không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh và đưa ra truy tố, xét xử vì việc tìm thấy xác nạn nhân cũng chỉ là một chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội mà thôi.

    Lời khai ghi nhận tại Cơ quan điều tra, ê kíp ca phẫu thuật đều thừa nhận có việc thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ cho nạn nhân vào ngày 19-10-2013 tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường và có sự việc nạn nhân bị tử vong vào buổi chiều cùng ngày.

    Bản thân nghi phạm và nhân viên bảo vệ thừa nhận có việc nạn nhân chết và sau đó hai đối tượng này mang xác nạn nhân vứt xuống sông Hồng; và còn có các chứng cứ khác chứng minh như các phương tiện, dụng cụ phạm tội, hóa đơn thu tiền của nạn nhân, các mẫu máu thu tại hiện trường,…

    Trọng án giết người

    Bộ luật hình sự (BLHS), Điều 9 quy định về Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Từ quy định chung trên có thể thấy cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác, mặc dù họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến. Vậy thì hậu quả xảy ra đến đâu thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó thôi.

    BLHS, Điều 93. Tội giết người, ghi: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn”.

    Như vậy, nghi phạm ở vụ án nói trên, cho thấy có dấu hiệu vi phạm vào các Khoản sau đây: 1.g; 1.i; 1.k; 1.q. Mức án cao nhất dành cho tội danh này là “Tử hình”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamcaominh vì bài viết hữu ích
    vannguyen1110 (03/04/2014)
  • #316445   03/04/2014

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    tamcaominh viết:

    Đủ yếu tố cho tội danh “Giết người”

    Nếu áp dụng “án lệ”, cho thấy nghi phạm của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường khó lòng thoát khỏi cáo buộc về tội danh giết người.

    Hãy nhớ rằng Hiện tại nước ta không áp dụng án lệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #316624   04/04/2014

    tamcaominh
    tamcaominh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 5 lần


    hakhungbi viết:

     

    tamcaominh viết:

     

    Đủ yếu tố cho tội danh “Giết người”

    Nếu áp dụng “án lệ”, cho thấy nghi phạm của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường khó lòng thoát khỏi cáo buộc về tội danh giết người.

     

     

    Hãy nhớ rằng Hiện tại nước ta không áp dụng án lệ.

    Về "án lệ", có thể tham khảo thêm ở trang: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6000

    http://plo.vn/Ph%C3%A1p%20lu%E1%BA%ADt%20ch%E1%BB%A7%20nh%E1%BA%ADt/phat-trien-an-le-de-chong-oan-sai-chay-an-339373.html

    http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=3&NewsPK=356

    http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/5572/tham-phan-duoc-khuyen-khich-vien-dan-an-le

     
    Báo quản trị |  
  • #316450   03/04/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Tôi không đồng ý với quan điểm bản Tamcaominh. Đối với nghề bác sĩ thì bạn không thể nhận định: "biết hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của người khác nhưng vẫn làm vì đồng tiền và bỏ mặc hậu quả xảy ra thì theo qui định của pháp luật thì hậu quả đến đâu phải xử lý đến đó".

    Bạn có thể tham khảo các tội từ Điều 232 đến 244, nếu hậu quả xảy ra là chết người thì cũng không thể xử thành tội giết người vì Pháp luật cần căn cứ vào đặc trưng nghề nghiệp, công việc họ tiến hành. Ngay cả hành vi đua xe lái xe thì mặc dù người lái xe biết rõ hành vi của mình có thể gây chết người trên xe hoặc người đi đường, nhưng khi xảy ra hậu quả chết người cũng không thể quy thành tội giết người được.  

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #316634   04/04/2014

    tamcaominh
    tamcaominh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 5 lần


    Hoangvhung viết:

    Tôi không đồng ý với quan điểm bản Tamcaominh. Đối với nghề bác sĩ thì bạn không thể nhận định: "biết hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của người khác nhưng vẫn làm vì đồng tiền và bỏ mặc hậu quả xảy ra thì theo qui định của pháp luật thì hậu quả đến đâu phải xử lý đến đó".

    Bạn có thể tham khảo các tội từ Điều 232 đến 244, nếu hậu quả xảy ra là chết người thì cũng không thể xử thành tội giết người vì Pháp luật cần căn cứ vào đặc trưng nghề nghiệp, công việc họ tiến hành. Ngay cả hành vi đua xe lái xe thì mặc dù người lái xe biết rõ hành vi của mình có thể gây chết người trên xe hoặc người đi đường, nhưng khi xảy ra hậu quả chết người cũng không thể quy thành tội giết người được.  

    Tôi viết: "nghi phạm có dấu hiệu vi phạm"..; còn được xét thêm trên những căn cứ sau: (trích)

    Bộ Luật Hình sự, Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác  

    1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 9. Cố ý phạm tội

    Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

     2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

     

    THAM KHẢO THÊM:

    12 điều y đức

    (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)

    (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

    1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

    2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

    3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục pải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

    5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

    6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

    7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

    8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

    9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

    10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

    11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

    12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

     

    Lời thề Hippocrate

    Nguyên tắc đạo đức y khoa

    (Hội Y học Mĩ)

     

    1. Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.
    2. Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
    3. Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
    4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
    5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.
    6. Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.
    7. Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.
    8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.
    9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.

     

    Nguồn: AMA

     

    Qui ước đạo đức nghành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association)

    Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: người thầy thuốc phải:

    1.            thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.

    2.            tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.

    3.            không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử. 

    4.            hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.

    5.            hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp.  Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo.

    6.            không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp.

    7.            tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.

    8.            có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.

    9.            cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.

    10.        tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.

    11.        tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.

    Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:

    12.        tôn trọng sinh mạng của con con người.

    13.        hành động vì lợi ích của bệnh nhân.

    14.        tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.

    15.        tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.

    16.        cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.

    17.        không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

                                                       Nguồn: World Medical Association. International code of medical ethicsWorld Medical Association Bulletin 1949;1(3): 109, 111.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #316655   04/04/2014

    qtquocbao
    qtquocbao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     
    Báo quản trị |