Trường hợp quá 30 năm vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là BĐS

Chủ đề   RSS   
  • #507828 16/11/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Trường hợp quá 30 năm vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là BĐS

    Trường hợp quá 30 năm vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là BĐS

    >>> Tổng hợp 16 án lệ và điều kiện để tòa án áp dụng án lệ trong quá trình xét xử

    >>> Cập nhật thêm 10 án lệ mới

    Là nội dung tại Án lệ 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

    - Trường hợp:

    Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. 

    Điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này. 

    - Giải pháp pháp lý:

    Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

    Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của người để lại thừa kế cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

    Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

    – Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015;

    – Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990.

    Xem chi tiết: Án lệ 26/2018/AL

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 16/11/2018 11:53:22 SA
     
    6139 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509060   30/11/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Tôi hiểu ý của bạn, ngắn gọn là bạn muốn nói những trường hợp đã mở thừa kế từ trước ngày Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực thì đến nay dù có thể đã hơn 30 năm (ví dụ mở thừa kế năm 1987 chẳng hạn) nhưng vẫn còn thời hiệu để yêu cầu về thừa kế vì thời điểm mở thừa kế chung của nhóm này là từ ngày Pháp lệnh thừa kế 1990 có hiệu lực.

    Theo tôi, khoản 1 điều 623 và điểm d khoản 1 điều 688 BLDS 2015 đã qui định rất rõ về thời hiệu yêu cầu về thừa kế, nó đơn giản là 30 năm đối với bất động sản kể từ ngày mở thừa kế (ngày người để lại di sản mất) thì cứ vậy mà đếm, tức Bản án phúc thẩm trong Án lệ số 26 là đúng qui định của BLDS 2015. Tuy nhiên, án lệ đã "sửa" luật đối với những trường hợp đã mở thừa kế trước ngày công bố Pháp lệnh thừa kế 1990 (lấy ngày công bố pháp lệnh làm ngày mở thừa kế chung cho tất cả những trường hợp mở thừa kế trước ngày công bố pháp lệnh này) thì cũng đành chịu.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |