Trường hợp này có phải đồng phạm hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #490176 22/04/2018

    Trường hợp này có phải đồng phạm hay không?

    Nội dung vụ việc: A và B là bạn bè quen biết đã lâu, A sống ở nhà dì ruột C, còn B sống lang thang, A và B thường xuyên đi chơi chung với nhau. Một hôm, cả hai đang ngồi nói chuyện cùng nhau, do không có tiền tiêu xài nên A nảy sinh ý định trộm cắp tài sản (trộm 02 chiếc điện thoại di động của dì C) bán lấy tiền tiêu xài, A nói với B rằng: do A là người nhà, thường xuyên ngủ trong nhà nên vào lúc 01 giờ sáng A sẽ trực tiếp trộm trong nhà mang ra, còn B chỉ đứng ngoài cổng trước nhà, sau khi A trộm được ra ngoài rồi cả hai sẽ cùng xuống TP. HCM bán để lấy tiền tiêu xài, nghe thấy vậy A đồng ý. Do A và B ngủ quên đến 05 giờ sáng, nên A ra gọi B dậy bảo B đứng trước cổng nhà, còn A trực tiếp vô nhà lấy trộm 02 điện thoại mang ra, khi trộm được 02 điện thoại mang ra tới cổng thì bị dì C phát hiện truy hô, cả hai cùng bỏ chạy thì bị người dân bắt giữ cùng tang vật.

    - Mọi người cho mình hỏi trong trường hợp này A và B có được xem là động phạm hay không trong khi B không cùng thực hiện tội phạm, B cũng không có hành vi giúp sức cho A thực hiện tội phạm? Thanks!!

     
    3276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490180   23/04/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp bạn đưa ra B không trực tiếp thực hiện hành vi cũng không giúp sức cho A. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hính sự 2015, sđ, bs 2017 có quy định về đồng phạm giúp sức về tinh thần. Nếu B không tham gia, hoặc không ủng hộ thì A chưa chắc một mình mà dám thực hiện hành vi. Vì thế đồng phạm bao gồm cả người giúp sức tạo điều kiện tinh thần.

    Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    johnkevin695 (23/04/2018)