Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

Chủ đề   RSS   
  • #470985 16/10/2017

    connitquy

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2016
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 4190
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 48 lần


    Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng, chứng thực?

    Chào các anh, chị Cộng đồng Dân Luật,

    Cho em hỏi các anh, chị, trường hợp nào thì ủy quyền phải công chứng, chứng thực? Vì em thấy trên thực tế, có trường hợp không cần phải công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực áp dụng, và có trường hợp lại bắt phải công chứng, chứng thực.

    Em cám ơn anh, chị nhiều ạ!

     
    146837 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn connitquy vì bài viết hữu ích
    nguyenthiluyen00 (19/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470988   16/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn connitquy, câu hỏi của bạn khá hay đó, và trên thực tế sẽ gặp rất nhiều, nhất là đối với các bạn sinh viên Luật mới ra trường đi làm, do vậy, mình chia sẻ với bạn như sau:

    Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định tập trung các trường hợp ủy quyền phải công chứng, chứng thực, việc công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

    Bộ luật dân sự 2005 trước đây có quy định về hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định về việc ủy quyền phải lập thành văn bản. Điều này có nghĩa rằng, nếu pháp luật không có quy định việc ủy quyền đó phải lập thành văn bản thì các bên có thể ủy quyền bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.

    Cho đến khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời, thay thế Bộ luật dân sự 2005 thì vấn đề này không được nêu ra, tuy nhiên, với ý nghĩa là luật chung, nên Bộ luật này chỉ quy định các trường hợp được ủy quyền (Điều 138).

    Còn ủy quyền như thế nào, bằng hình thức gì thì để luật riêng (luật chuyên ngành) thực hiện điều đó.

    Đây là những trường hợp ủy quyền buộc phải lập thành văn bản:

    1.  Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)

    2. Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về thỏa thuận. (Văn bản ủy quyền trong trường hợp này phải có công chứng, lưu ý, việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý) (Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014)

    3. Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế (Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

    4. Người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý lao động yêu cầu người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc và người lao động này bị tai nạn lao động thì người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. (Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

    5. Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

    (Lưu ý, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền) (Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009)

    6. Chủ nợ ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ (Khoản 1 Điều 77 Luật phá sản 2014)

    7. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN, HTX mất khả năng thanh toán nếu không tham gia Hội nghị chủ nợ thì ủy quyền cho người khác tham gia. (Khoản 1 Điều 78 Luật phá sản 2014)

    8. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    (Lưu ý: Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

    Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền)

    (Khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch 2014 và Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

    9. Người đại diện theo pháp luật duy nhất của DN khi xuất cảnh khỏi VN ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. (Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014)

    10. Chủ tịch HĐTV vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ủy quyền cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 4 Điều 57 Luật doanh nghiệp 2014)

    11. Chủ tịch công ty (doanh nghiệp nhà nước) vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty.  (Khoản 7 Điều 98 Luật doanh nghiệp 2014)

    12. Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ động. (Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014)

    13. Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 4 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014)

    14. Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính (Khoản 3 Điều 60, Khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015)

    15. Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn (Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    16. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. (Khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013)

    17. Người nhận thừa kế là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam ủy quyền cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Khoản 5 Điều 186 Luật đất đai 2013)

    Trên đây là một số trường hợp yêu cầu ủy quyền phải lập thành văn bản, và có cả trường hợp yêu cầu văn bản ủy quyền đó phải được công chứng, chứng thực, nếu có thiếu sót mời các bạn bổ sung giúp mình nhé!

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp chứng thực Giấy ủy quyền là chứng thực chữ ký, và được áp dụng đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. (Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

    Xem thêm:

    >>> Những trường hợp không được ủy quyền

    >>> Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    >>> Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

     
    Báo quản trị |  
  • #520263   09/06/2019

    Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền và phải được công chứng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #543607   14/04/2020

    Uỷ quyền để ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất thì phải được công chứng, chứng thực

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT- BTNMT thì “người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tranductin92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2020) phapchebtg (27/04/2021)
  • #531079   21/10/2019

    Cho em hỏi: khi ủy quyền cho người khác thay mình đòi lại nhà đất thì có cần phải công chứng ủy quyền không?

    Em cảm ơn ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TR13595 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/10/2019)
  • #534089   30/11/2019

    Bài viết trường hợp nào hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực của bạn rất hữu ích, theo ý kiến của mình đối với các hoạt động ủy quyền thường ngày thì không cần phải ủy quyền. Tuy nhiên, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #534097   30/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề hình thức hợp đồng ủy quyền nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì mọi hợp đồng ủy quyền để nhân danh một người khác thực hiện một hoặc nhiều công việc vì quyền lợi của người đó đều phải có hợp đồng ủy quyền quy định rõ về phạm vi ủy quyền và có công chứng, chứng thực để đảm bảo phát sinh hiệu lực hợp đồng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #552952   27/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Hiện nay vẫn chưa có băn nào tổng hợp hay quy định cụ thể về việc ủy quyền phải công chứng chứng thực vì thực thế ủy quyền là loại giao dịch có phạm vi rất rộng, đa dạng về cả chủ thể lẫn nội dung ủy quyền. Đặc biệt việc ủy quyền thường chỉ đề cập đến 1, hoặc 1 số công việc thực hiện chứ không hướng đến những đối tượng cụ thể như những loại giao dịch, hợp đồng khác trong một giao dịch thì văn bản ủy quyền có thể xuất hiện ở nhiều vai trò khác nhau nên rất khó đưa ra những ràng buộc cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #562969   19/11/2020

    Lsnguyenvanvien
    Lsnguyenvanvien

    Male
    Luật sư địa phương

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2017
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 28 lần


    Ủy quyền của Giám đốc, Tổng Giám đốc cho nhân viên đi thực hiện quyền và nghĩ vụ của DN thì không cần phải chứng thực. Ủy quyền những thành viên gia đình để thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai, nhân thân, quyền và nghĩ vụ tài sản thì vẫn phải công chứng chứng thực. Ủy quyền các cá nhân cho nhau vẫn phải công chứng chứng thực trừ trường hợp thành lập DN

    Luật sư: Nguyễn Văn Viên - Công ty Luật TNHH NVV - Đoàn luật sư Bắc Ninh. 

    Hotline: 0989185188

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lsnguyenvanvien vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2020)
  • #566947   26/01/2021

    thienhuyendl
    thienhuyendl
    Top 500
    Mầm

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2020
    Tổng số bài viết (178)
    Số điểm: 950
    Cảm ơn: 185
    Được cảm ơn 57 lần


    Lsnguyenvanvien viết:

    Ủy quyền của Giám đốc, Tổng Giám đốc cho nhân viên đi thực hiện quyền và nghĩ vụ của DN thì không cần phải chứng thực. Ủy quyền những thành viên gia đình để thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai, nhân thân, quyền và nghĩ vụ tài sản thì vẫn phải công chứng chứng thực. Ủy quyền các cá nhân cho nhau vẫn phải công chứng chứng thực trừ trường hợp thành lập DN

    Luật sư: Nguyễn Văn Viên - Công ty Luật TNHH NVV - Đoàn luật sư Bắc Ninh. 

    Hotline: 0989185188

    Em nghĩ rằng pháp nhân khi ủy quyền thì không cần công chứng bởi họ cũng có con dấu mà. 

     
    Báo quản trị |  
  • #566960   27/01/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    thienhuyendl viết:

     

    Lsnguyenvanvien viết:

     

    Ủy quyền của Giám đốc, Tổng Giám đốc cho nhân viên đi thực hiện quyền và nghĩ vụ của DN thì không cần phải chứng thực. Ủy quyền những thành viên gia đình để thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai, nhân thân, quyền và nghĩ vụ tài sản thì vẫn phải công chứng chứng thực. Ủy quyền các cá nhân cho nhau vẫn phải công chứng chứng thực trừ trường hợp thành lập DN

    Luật sư: Nguyễn Văn Viên - Công ty Luật TNHH NVV - Đoàn luật sư Bắc Ninh. 

    Hotline: 0989185188

     

     

    Em nghĩ rằng pháp nhân khi ủy quyền thì không cần công chứng bởi họ cũng có con dấu mà. 

    Có gì khác nhau giữa ý của bạn và của Lsnguyenvanvien hay sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/01/2021)
  • #562982   19/11/2020

    việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

    - Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

    - Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

    - Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

     

     
     
    Báo quản trị |