Trường hợp nào tuyển dụng người nước ngoài không cần có GPLĐ?

Chủ đề   RSS   
  • #604034 14/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Trường hợp nào tuyển dụng người nước ngoài không cần có GPLĐ?

    Khi người nước ngoài đến một đất nước khác để du lịch hoặc du học thì sẽ phải xin visa thị thực nhưng để làm việc lao động tại đó thì người này phải được cấp giấy phép lao động (GPLĐ). Vậy trường hợp nào NLĐ nước ngoài được miễn GPLĐ?
     
    truong-hop-nao-tuyen-dung-nguoi-nuoc-ngoai-khong-can-co-gpld
     
    1. Giấy phép lao động là gì?
     
    Hiện chưa có quy định giải thích GPLĐ dù vậy có thể hiểu GPLĐ là văn bản cấp phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trong đó ghi rõ thông tin về NLĐ, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
     
    GPLĐ là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam được quyền lợi và nghĩa vụ tương đương lao động Việt Nam.
     
    2. Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
     
    Cụ thể tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
     
    - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
     
    - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
     
    - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
     
    - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019.
     
    Theo đó, GPLĐ là một trong những điều kiện không thể thiếu đối với người nước ngoài sang Việt Nam làm việc.
     
    3. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực bao gồm
     
    - Giấy phép lao động hết thời hạn.
     
    - Chấm dứt hợp đồng lao động.
     
    - Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
     
    - Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
     
    - Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
     
    - Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
     
    - Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
     
    - Giấy phép lao động bị thu hồi.
     
    4. 09 trường hợp lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động
     
    Theo Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp GPLĐ bao gồm các trường hợp sau:
     
    - Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
     
    - Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
     
    - Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
     
    - Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
     
    - Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
     
    - Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư 2006.
     
    - Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
     
    - Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
     
    - Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
     
    Như vậy, nếu người lao động thuộc 09 đối tượng nêu trên thì không cần phải xin GPLĐ.
     
    626 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (27/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận