Trường hợp nào kinh doanh ăn uống không thuộc đối tượng cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm?

Chủ đề   RSS   
  • #611188 04/05/2024

    phucpham2205
    Top 200
    Lớp 6

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (448)
    Số điểm: 8039
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 166 lần


    Trường hợp nào kinh doanh ăn uống không thuộc đối tượng cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm?

    Trường hợp nào kinh doanh ăn uống không thuộc đối tượng cấp GCN vệ sinh ATTP? Yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp GCN ATTP gồm những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

    (1) Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

    Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

    Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm với mục đích là chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức khỏe. 

    Giấy chứng nhận VSATTP được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    (2) Trường hợp nào kinh doanh ăn uống không thuộc đối tượng cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm?

    Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định những cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

    - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

    - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.

    - Sơ chế nhỏ lẻ.

    - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

    - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

    - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

    - Nhà hàng trong khách sạn.

    - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố.

    Bên cạnh đó, còn bao gồm cả những cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận hoặc tương đương còn hiệu lực, cụ thể: 

    - Thực hành sản xuất tốt (GMP).

    - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

    - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

    - Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS).

    - Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC).

    - Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).

    Tuy nhiên, những cơ sở nêu trên cần phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

    Như vậy, nếu cơ sở thuộc 01 trong 10 trường hợp như đã nêu trên thì sẽ không thuộc diện cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

    (3) Yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp GCN an toàn thực phẩm gồm những gì?

    Như đã có nêu tại mục (2), tuy không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau: 

    - Tuân thủ Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010.

    - Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    - Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm. 

    - Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    Theo đó, nếu không thuộc diện cấp GCN thì cơ sở cần đáp ứng được những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như đã nêu trên.

     
    30 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận