Chào cả nhà Dân Luật, hiện mình đang có vấn đề thắc mắc như thế này, mà nghĩ hoài nghĩ hông có ra, nên mới đem câu hỏi này để hỏi các cô/chú/anh/chị/bạn/em có kinh nghiệm xử lý về vấn đề này.
Chuyện là vậy:
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực từ ngày 10/04/2015 rồi và đến giờ vẫn còn hiệu lực, chưa có văn bản nào thay thế, sửa đổi hay bổ sung hay quy định chi tiết nội dung này, đó là:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
|
Như vậy, có thể hiểu rằng, các loại bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực đều có giá trị sử dụng như bản chính.
Thế nhưng, thực tế, không phải vậy, nhiều trường hợp trong các giao dịch, họ không chấp nhận bản sao như bản chính như quy định nêu trên.
Điển hình là các trường hợp:
1. Rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng
2. Vay tiền ở ngân hàng, công ty tài chính…
3. Gặp cảnh sát giao thông và có yêu cầu xuất trình giấy tờ
4. Đăng ký thông tin cá nhân của sim điện thoại
….
Vậy thì cho mình hỏi, trong trường hợp nào bản sao được công nhận như bản chính? Xin mọi người giải đáp giúp