Việc chuyển sang đơn vị khác làm việc của viên chức sẽ có 02 trường hợp:
TH1: Việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định, trường hợp này được gọi là Biệt phái viên chức. (khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010).
Điều 36 Luật Viên chức 2010 cơ quy định các quyền lợi viên chức được hưởng khi được cử biệt phái như sau:
“2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.”
TH2: Viên chức tự muốn chuyển sang đơn vị khác công tác.
Trường hợp viên chức muốn chuyển sang làm việc tại cơ quan khác thì viên chức chuyển đến đơn vị mới phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc và khi viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập mới tuyển dụng phải ký kết hợp đồng làm việc.