Tại Khoản 5 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 quy định các trường hợp chấp dứt hợp đồng lao động trong đó có quy định như sau:
“5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà.”
Tại khoản 5 Điều 36 Bộ luật Lao động có quy định, người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì hợp đồng lao động chấm dứt. Nếu người lao động bị tạm giữ, tạm giam hình sự không thuộc trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 38 Bộ luật lao động) nên người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động bị tạm giữ, tạm giam hình sự mà chỉ được quyền ra quyết định tạm hoãn HĐLĐ với người lao động bị tạm giữ, tạm giam hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động.
Vì người lao động của công ty bạn không bị tạm giữ hình sự không liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động nên công ty phải vẫn phải có trách nhiệm bố trí người lao động làm việc và các chế độ lương, bảo hiểm xã hội vẫn như cũ.
Như vậy, việc người lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động, mà là hình thức xử phạt của người lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Chỉ khi người lao động bị bản án có hiệu lực kết luận phạm tội phải chịu các hình phạt: phạt tù, tử hình hoặc cấm đảm nhiệm công việc được ghi trọng hợp đồng lao động thì mới là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.
Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 12/11/2018 03:41:24 CH
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;