Trước khi thành lập doanh nghiệp phải biết 05 điều này

Chủ đề   RSS   
  • #514994 06/03/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Trước khi thành lập doanh nghiệp phải biết 05 điều này

    Khi quyết định thành lập doanh nghiệp thì sẽ nhiều điều khiến các nhà đầu tư vướng mắc ở các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin cơ bản để mọi người có thể tham khảo trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp

    1. Ngành, nghề kinh doanh

    Trước khi thành lập doanh nghiệp nên lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

    Căn cứ Luật Đầu tư 2014Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư

    Danh sách các ngành nghề bị cấm:

    + Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 đính kèm;

    + Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 đính kèm;

    + Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 đính kèm;

    + Kinh doanh mại dâm;

    + Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

    + Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

    + Kinh doanh pháo nổ

    Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành, để thành lập doanh nghiệp hoạt động ở những ngành nghề này thì người kinh doanh phải đáp ứng theo các quy định nhất định của pháp luật.

    Đây là danh sách 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn xem tại đây

    2. Loại hình doanh nghiệp

    Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì hiện nay các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong 05 loại hình doanh nghiệp sau, đây là những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay:

    - Công ty TNHH một thành viên:  tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

    - Công ty TNHH hai thành viên trở lên: tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50

    - Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ

    - Công ty cổ phần: - tổ chức, cá nhân làm chủ, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa

    - Công ty hợp danh: Ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn

    Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại hình nào. Thì bạn tham khảo tại đây có đầy đủ những ưu, nhược điểm của những loại hình doanh nghiệp này.

    3. Tư cách pháp nhân

    Tư cách pháp nhân sẽ liên quan đến việc doanh nghiệp nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập, chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp. Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty với:

    + Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: chỉ phải chịu trách nhiệm trong số tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

    + Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp

    Hiện nay thì có 04 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ( Công ty TNHH 01 thành viên, công ty TNHH 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh), doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Một lưu ý đặc biệt là công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khi công ty không đủ tiền để thanh toán các khoản nợ).

    4. Tên doanh nghiệp

    Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm hai thành tố:

    + Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

    + Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

    Một số điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp

    + Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ tên doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản

    Để hạn chế điều này thì trước khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp, chúng ta nên kiểm tra tên đó trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Việc lấy lại các tên trùng có thể làm cho cái tên mà chúng ta chọn không được chấp nhận.

    + Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

    + Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    (Căn cứ Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 18, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)

    5. Nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp

    Theo quy định của Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quốc gia; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

    Theo Khoản 3, Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

    Thực tế hiện nay thì vẫn có doanh nghiệp đặt trụ sở tại căn hộ văn phòng (Officetel) của các căn hộ chung cư, nhưng hiện chưa có quy định cụ thế của pháp luật về việc này.

     
    1931 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận