Trung tâm trợ giúp pháp lý là gì? Thành lập Chi nhánh trợ giúp pháp lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606871 16/11/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Trung tâm trợ giúp pháp lý là gì? Thành lập Chi nhánh trợ giúp pháp lý như thế nào?

    Được biết trong các cơ quan nhà nước có Trung tâm trợ giúp pháp lý, vậy Trung tâm này được quy định như thế nào? Ở những nơi có điều kiện khó khăn thì phải thành lập Chi nhánh Trung tâm như thế nào? 

    1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP

    - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

    - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.

    - Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công tác được giao.

    - Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

    2. Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 

    Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

    - Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

    - Chi nhánh chịu sự quản lý của Trung tâm. Chi nhánh có con dấu để giao dịch, sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý. Tên Chi nhánh của Trung tâm được đặt theo số thứ tự thành lập nhưng phải thể hiện rõ tên Trung tâm chủ quản của Chi nhánh.

    - Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý, do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trưởng Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về hoạt động của Chi nhánh.

    - Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    + Thực hiện trợ giúp pháp lý; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa bàn được phân công;

    + Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;

    + Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trợ giúp pháp lý;

    + Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến trợ giúp pháp lý theo phân công của Giám đốc Trung tâm.

    3. Thủ tục thành lập Chi nhánh

    Tại Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về Thủ tục thành lập Chi nhánh trung tâm như sau: 

    Bước 1: Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. 

    Hồ sơ gồm có:

    - Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;

    - Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;

    - Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.

    Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.

    Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.

    Bước 4: Việc thành lập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;

    - Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;

    - Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.

    => Như vậy, Trung tâm trợ giúp pháp lý là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

    Đối với các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm; chưa có tổ chức hành nghề luật sư; dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân; có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên; bảo đảm về cơ sở vật chất, thì có thể thành lập Chi nhánh trung tâm.

     
    762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận