Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Phải hiểu làm sao?

Chủ đề   RSS   
  • #512069 12/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Phải hiểu làm sao?

    Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Phải hiểu làm sao?

    Tác giả viết bài này với hai mục đích

    1. Lý giải sự xuất hiện của “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

    2. Được học hỏi ý kiến của bạn đọc về tình hình thực tế của việc áp dụng các quy định có chứa nội dung “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

    Khoản 2, Điều 154, Bộ luật Dân sự 2015

    2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 25, Bộ luật Lao động 2012

    Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Điểm c, Khoản 1, Điều 91, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Nghĩa vụ chứng minh

    c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

    Xuất hiện ở rất nhiều ở các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, nhưng tại sao lại có nó và nó có ý nghĩa gì?

    Theo bản thân mình, với trường hợp này thì có thể lý giải như sau:

    Thứ nhất: hạn chế sự xung đột với văn bản quy phạm pháp luật ra đời sau

    Vào thời điểm mà văn bản pháp luật ra đời, nó được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong xã hội, tức đa phần là để điều chỉnh các quan hệ đã phát sinh chứ khả năng dự liệu được quan hệ mới sẽ phát sinh là rất ít.

    Pháp luật là quy định, là chữ viết nó mang tính cố định, không có sự thay đổi nhưng các quan hệ phát sinh trong xã hội thì không, nó luôn biến chuyển từng ngày, từng giờ và từng phút. Như trước kia thì ta không hề biết về Internet, Facebook, giao dịch điện tử hay là tiền điện tử.

    Sự xuất hiện của những điều này đòi hỏi phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh do đó sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời để điều chỉnh quan hệ mới phát sinh là điều tất yếu.

    Dù có cố gắng thế nào thì việc soạn thảo không thể dự liệu trước mọi chuyện trong tương lai nên với quy định “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” là nhằm khi đời sống xã hội thay đổi thì khi đó sẽ ban hành một văn bản pháp luật mới để quy định bổ sung về vấn đề này. Và việc bổ sung này là một sự thêm vào chứ không phải là mâu thuẫn với văn quy định cũ

    Thứ hai: hạn chế sự xung đột với văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

    Như trong ba ví dụ mình nêu ở đầu bài viết, như đối với Bộ luật Dân sự là tổng hợp các quy định điều chỉnh chung trong nhiều lĩnh vực, mà cái chung đôi khi nó sẽ không phù hợp với cái riêng. Việc quy định như vậy để trong trường hợp có một văn bản chuyên ngành ra đời điều chỉnh một quan hệ nhất định thì sẽ thực hiện theo quy định của văn bản chuyên ngành đó, và việc đó thì không xung đột với quy định đã có

    Thứ ba: Đảm bảo tính tuổi thọ của văn bản pháp luật cũ

    Câu hỏi đặt ra là tại sao không đợi tới ngày đời sống xã hội thay đổi mới ban hành văn bản mới thay thế cho văn bản hiện hành luôn mà phải quy định “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” từ bây giờ?

    Không phải mọi quan hệ trong xã hội điều có sự biến chuyển liên tục, nhưng việc quy định này cũng giúp dự liệu một số tình huống phát sinh, văn bản mới ra đời không làm ảnh hưởng đến văn bản cũ. Những gì trong văn bản mới quy định thì sẽ căn cứ theo đó mà thực hiện nếu văn bản cũ không quy định.

    Mặt khác nếu không có quy định này, chẳng lẽ cứ mỗi lần các quan hệ trong xã hội có một sự thay đổi nhỏ chúng ta lại phải đi sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản cũ bằng một văn bản mới. Đây là một việc rất tốn kém, vì việc mỗi lần sửa đổi, bổ sung, thay thế một văn bản quy phạm pháp luật thì rất tốn kém thời gian và tiền bạc, đặc biệt là việc soạn thảo các Bộ luât, Luật.

    Về việc áp dụng

    Đối với “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” tùy theo mỗi trường hợp mà ta xác định nên áp dụng như thế nào.

    Như ví dụ của về Bộ luật Dân sự thì nếu trong hiện tại và tương lai không có quy định nào quy định về giải quyết Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì thời hiệu yêu cầu sẽ được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

    Do đó khi thấy sự xuất hiện của cụm từ này trong quy định mà ta cần áp dụng thì cần phải kiểm tra xem còn quy định nào khác không để việc áp dụng quy định đó cho chính xác.

    Bạn đọc nào có tình huống thực tế hay hay về quy định này thì cho mình tham khảo với nhé!

     
    14366 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) stpkhanhhoa (15/01/2019) ntdieu (12/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512073   12/01/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    "Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" cũng là một cách để cơ quan ban hành, cơ quan lập pháp có cái để chống chế khi bị hỏi vặn lại là sao không quy định trường hợp này,thì sẽ có cái mà chỉ ra là tui có ghi như vậy đấy để thoái thác và bổ sung bằng một văn bản khác. Vậy có cách nào để tránh tình trạng lạm dụng cụm từ này khi ban hành và áp dụng pháp luật không?

     
    Báo quản trị |  
  • #512089   12/01/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Có cái quy định này của BLDS, thấy gần đây được trích dẫn khá nhiều trên Dân Luật khi nói về lãi suất các công ty cho vay tài chính.

    Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    stpkhanhhoa (15/01/2019)
  • #512135   13/01/2019

    Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Phải hiểu làm sao?

    Tôi có quan điểm khác với bạn về vấn đề này Tôi cho rằng “pháp luật có quy định khác” là quy định thừa và không nên đưa nó vào các văn bản quy phạm pháp luật bởi các lý do sau: Tôi lấy Điều 25 của Bộ Luật Lao Động 2012 làm ví dụ. Điều 25: “Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Để tập trung vào nội dung cần tranh luận, tôi giả sử rằng các bên giao kết hợp đồng lao động không đề cập đến thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng lao động. Trường hợp 1: Giả sử trước thời điểm ban hành Bộ luật lao động 2012 đã có quy định quy định khác đi về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng lao động, thì sau khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực thì áp dụng Điều 25 - Bộ Luật lao động 2012 hay là cái quy định khác kia? a. Nếu cái quy định khác kia là văn bản có cấp hiệu lực thấp hơn hoặc ngang bằng thì áp dụng cái nào? Có thể lập luận rằng về mặt ngữ nghĩa thì rõ ràng Điều 25 của Bộ luật lao động đã yêu cầu áp dụng “pháp luật có quy định khác”, nghĩa là áp dụng cái quy định khác kia. Nhưng theo tôi lập luận này không ổn vì theo Điều 156 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì nếu có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và không quy định nào cho phép văn bản cấp hiệu lực cao được tự mình hạ cấp hiệu lực xuống dưới các cấp hiệu lực thấp hơn. Có thể diễn giải nôm na như sau “nếu trước khi quy định này của tôi ra đời mà đã có quy định khác của cấp thấp hơn hoặc ngang bằng tôi rồi thì áp dụng quy định của cấp thấp hơn đó”. Điều này là phi logic vì nếu anh đã tự hạ thấp cấp hiệu lực của mình dưới người ta thì anh ban hành làm gì? Giống như kiểu “Anh bảo các chú phải làm thế này này nhưng nếu các chú đang làm thế khác rồi thì cứ thế mà làm”. Vô nghĩa vì nếu thế thì anh bảo làm gì. Do vậy, theo tôi Điều 25 - Bộ Luật Lao Động 2012 phải là căn cứ áp dụng, và quy định “pháp luật có quy định khác” làm rối loạn cách hiểu. b. Nếu cái quy định khác kia là văn bản có cấp hiệu lực cao hơn thì áp dụng cái nào? Theo tôi là sẽ áp dụng cái văn bản có hiệu lực cao hơn bởi Điều 156 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có yêu cầu văn bản có hiệu lực thấp hơn phải tuân thủ văn bản có hiệu lực cao hơn về cùng một vấn đề. Do đó, câu “pháp luật có quy định khác” là thừa. Trường hợp 2: Giả sử sau thời điểm ban hành Bộ luật lao động 2012 có quy định quy định khác đi về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng lao động thì lúc đó sẽ áp dụng Điều 25 - Bộ Luật lao động 2012 hay là cái quy định khác kia? a. Nếu cái quy định khác kia là văn bản có cấp hiệu lực thấp hơn thì áp dụng cái nào? Có thể lập luận rằng về mặt ngữ nghĩa thì rõ ràng Điều 25 của Bộ luật lao động đã yêu cầu áp dụng “pháp luật có quy định khác”, nghĩa là áp dụng cái quy định khác kia (có hiệu lực thấp hơn và được ban hành sau). Theo tôi, văn bản ban hành sau nếu có cấp hiệu lực thấp hơn thì không thể được áp dụng vì giống như lập luận nêu trên tính hiệu lực cao thấp sẽ bị triệt tiêu. Giống như “Anh nói là như vậy đó, tuy nhiên sau này các chú muốn làm thế nào thì làm”. Nếu anh đưa ra các quy định mà các đàn em không có nghĩa vụ phải tuân theo thì đưa ra làm gì? Do vậy, quy định áp dụng văn bản áp dụng là Điều 25 - Bộ Luật Lao Động 2012. Quy định “pháp luật có quy định khác” làm rối loạn cách hiểu. b. Nếu cái quy định khác kia là văn bản có cấp hiệu lực ngang bằng (cùng cơ quan ban hành) thì áp dụng cái nào? Điều 156 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì nếu quy định về cùng 1 vấn đề thì văn bản ban hành sau do cùng một cơ quan ban hành sẽ được áp dụng. Quy định “pháp luật có quy định khác” là thừa. c. Nếu cái quy định khác kia là văn bản có cấp hiệu lực cao hơn thì áp dụng cái nào? Điều 156 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản ban hành sau có hiệu lực cao hơn sẽ được áp dụng. Quy định “pháp luật có quy định khác” là thừa. Rất mong nhận được các quan điểm khác trên tinh thần học thuật để tôi có thể hiểu biết hơn về vấn đề này. Cảm ơn các bạn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Luat_Hoang_Phuong vì bài viết hữu ích
    stpkhanhhoa (15/01/2019) HocVienTuPhap (16/01/2019)
  • #512437   18/01/2019

    Thật ra cũng cần phân biệt giữa "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" và "trừ trường hợp luật có quy định khác".

     
    Báo quản trị |