Trong quá trình làm thủ tục sa thải, NLĐ có còn được coi là NLĐ của công ty không?

Chủ đề   RSS   
  • #552292 20/07/2020

    Trong quá trình làm thủ tục sa thải, NLĐ có còn được coi là NLĐ của công ty không?

    Em chào anh/chị, 

    Em cần tư vấn một vấn đề như sau. 

    Công ty em có NLĐ A nghỉ việc 5 ngày không có lí do chính đáng ( từ 10/7 -> 16/7) (không có giấy tờ xin nghỉ, giấy nghỉ hưởng BHXH...). Không ai liên hệ với NLĐ này được, kể cả gia đình. Bên phía công ty đang tiến hành làm thủ tục kỉ luật sa thải với NLĐ A. 

    1. Trong quá trình làm thủ tục sa thải, NLĐ có còn được coi là NLĐ của công ty không? 

    Vì bên em cần làm báo cáo hàng ngày, và báo cáo tháng. Trường hợp tháng 8 mới họp xong và ra quyết định sa thải, vậy từ 17/7 đến tháng 8, NLĐ A vẫn thuộc danh sách NLĐ của công ty?

    Việc này cũng liên quan đến báo tăng giảm bảo hiểm. Hiện đang báo NLĐ A  nghỉ không lương tháng 7. Và phải tiến hành họp nhanh để báo giảm cho tháng 8. 

    2. Bên em có cần gửi thư 3 lần tới địa chỉ nhà để mời NLĐ đến họp không ạ? Hiện không ai liên hệ được với NLĐ A. Vợ NLĐ A cũng làm trong công ty em. Vậy nếu sau 3 lần mời mà NLĐ không đến, bên công ty có thể họp xử lí kỉ luật vắng mặt được không ạ? 

    Em cảm ơn anh/chị. 

     
    1801 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocliencao.296@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552305   20/07/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Vấn đề 1. Vẫn được xem là NLĐ
     
    Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
     
    Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
     
    Và theo Khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 thì Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
     
    Về nguyên tắc việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành theo đúng trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật này.
     
    Như vậy, khi người lao động nghỉ việc từ 5 ngày trong 1 tháng mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền xử lý kỷ luật sa thải họ (Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012).
     
    Như đã trình bày thì công ty cần tiến hành thủ tục sa thải theo đúng quy định và khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (căn cứ ngày ghi trong quyết định xử lý kỷ luật).
     
    Do đó, nếu chỉ đang trong giai đoạn xem xét thì trong trường hợp này họ vẫn đang là người lao động của công ty.
     
    Vấn đề 2. Được kỷ luật nếu đã 3 lần thông báo
     
    Công ty có được xử lý kỷ luật sa thải nếu người lao động vắng mặt?
     
    Về nguyên tắc việc xử lý kỷ luật sa thải phải được tiến hành theo đúng trình tự quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể: 
     
    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
     
    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
     
    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
     
    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
     
    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
     
    ...
     
    Trình tự xử lý kỷ luật lao động được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
     
    1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
     
    2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
     
    Như vậy, trường hợp này công ty cần gửi thông báo 03 lần bằng văn bản cho người lao động. Trường hợp công ty đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Ở đây Luật chỉ loại trừ các trường hợp tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động, không bao gồm trường hợp không liên lạc được với người lao động.
     
    Do đó công ty có thể gửi thông báo bằng văn bản về nơi cư trú của người lao động và người vợ cùng làm chung tại công ty. Thủ tục xử lý kỷ luật là rất quan trọng, càng làm chặt càng tránh rủi ro không mong muốn về sau.
     
    Vấn đề 3. Tăng giảm báo hiểm không liên quan đến việc kỷ luật sa thải
     
    Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
     
    Do đó, công ty cần xác định lại số ngày nghỉ không hưởng tiền lương, nếu từ 14 ngày thì tháng đó không đóng BHXH.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    ngocliencao.296@gmail.com (24/07/2020)
  • #552321   20/07/2020

    Theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định trường hợp người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Cuộc họp phải được lập thành biên bản và thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.

     
    Báo quản trị |  
  • #552322   20/07/2020

    Chào bạn, theo Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 mà không có lý do chính đáng. Công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động trên. NLĐ A vẫn được tính là người lao động của công ty cho đến khi công ty có quyết định kỷ luật sa thải.

     
    Báo quản trị |  
  • #552558   24/07/2020

    Em cảm ơn chị ạ. 

    Em cần giải đáp thêm về trình tự xử lý kỷ luật như sau: 

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/05-diem-moi-cua-nghi-dinh-148-2018-nd-cp-sua-doi-van-ban-huong-dan-blld-169535.aspx

    Theo bài viết trên, hiện đã có nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi 1 số điều trong nghị định 05/2015/NĐ-CP. 

    - Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

    Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Quy định này mới so với Điều 30 Nghị định 05.

    - Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Thay vì quy định thông báo 03 lần mà không đến tham dự như trước đây.

     

     

    Vậy nếu theo nghị định mới, phải đảm bảo NLĐ nhận được thông báo. Và nếu không có phản hồi thì sẽ được xử lý kỉ luật vắng mặt (không cần gửi thông báo 3 lần). Hiện không ai liên lạc được với NLĐ, vậy không thể xác nhận được họ có nhận được giấy thông báo hay không. 

    Trường hợp này nên giải quyết như thế nào ạ? 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocliencao.296@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/07/2020)
  • #553529   30/07/2020

    ngocliencao.296@gmail.com viết:

    Em cảm ơn chị ạ. 

    Em cần giải đáp thêm về trình tự xử lý kỷ luật như sau: 

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/05-diem-moi-cua-nghi-dinh-148-2018-nd-cp-sua-doi-van-ban-huong-dan-blld-169535.aspx

    Theo bài viết trên, hiện đã có nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi 1 số điều trong nghị định 05/2015/NĐ-CP. 

    - Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

    Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Quy định này mới so với Điều 30 Nghị định 05.

    - Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Thay vì quy định thông báo 03 lần mà không đến tham dự như trước đây.

     

     

    Vậy nếu theo nghị định mới, phải đảm bảo NLĐ nhận được thông báo. Và nếu không có phản hồi thì sẽ được xử lý kỉ luật vắng mặt (không cần gửi thông báo 3 lần). Hiện không ai liên lạc được với NLĐ, vậy không thể xác nhận được họ có nhận được giấy thông báo hay không. 

    Trường hợp này nên giải quyết như thế nào ạ? 

     

    Theo quy định mới tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì đúng là không cần thông báo đến 3 lần. Bạn thông báo 01 lần thôi cũng được. Việc xác nhận là có gửi thành công thông báo hay không là do bên doanh nghiệp linh động thôi bạn.  Ví dụ như công ty có thể lựa chọn gửi thông báo qua đường bưu điện và có thông báo từ phía bưu điện là có chuyển phát được hay không. Đây cũng là một cơ sở để xác định.

     

     
    Báo quản trị |