Trong phòng xử án: bị cáo là người dưới 18 tuổi có khác gì so với người đã thành niên không?

Chủ đề   RSS   
  • #586381 28/06/2022

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Trong phòng xử án: bị cáo là người dưới 18 tuổi có khác gì so với người đã thành niên không?

    Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về xét xử (đối với người dưới 18 tuổi) như sau:

    1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

    2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.

    3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

    4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.

    5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.

    6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

    7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

    Hoạt động xét xử đối với đối tượng dưới 18 tuổi có một số quy định nêu trên, khác với những đối tượng người đã thành niên. Trong đó phòng xét xử phải được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi (trong khi đó phòng xử án đối với những đối tượng khác được quy định như sau: Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác).

     
    596 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586388   28/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Phòng xử án bị cáo là người dưới 18 tuổi có khác gì so với người đã thành niên không?

    Cảm ơn về bài viết của bạn nhưng mình xin bổ sung thêm quan điểm như sau. Căn cứ Khoản 1 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó:

    1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

    Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

    Đây là nguyên tắc mang tính chỉ đạo, thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xử lý người chưa thành niên phạm tội. Với mục đích chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời có thấy được tính chất của tội phạm và sự nghiêm minh của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #586907   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Trong phòng xử án: bị cáo là người dưới 18 tuổi có khác gì so với người đã thành niên không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Đối với xét xử bị cáo dưới 18 tuổi thì có một số quy định khác xét xử đối tượng thông thường do đặc thù tính cách và tâm lý nguời dưới 18 tuổi. Trong pháp luật hình sự, quy định về độ tuổi rất quan trọng, đồng thời các chế tài chính liên quan đến người dưới 18 được xây dựng rất  cụ thể. 

     
    Báo quản trị |  
  • #586915   30/06/2022

    Trong phòng xử án: bị cáo là người dưới 18 tuổi có khác gì so với người đã thành niên không?

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

    1. Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
     
    a) Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án;
     
    b) Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);
     
    c) Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa;
     
    d) Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
     
    đ) Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
     
    2. Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.
     
    Như vậy, đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì không được xét xử lưu động.
     
    Báo quản trị |