Trốn trại ở Thanh Hóa: Phạm nhân phải đối diện những mức xử phạt nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610244 04/04/2024

    phucpham2205
    Top 200
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 7063
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 147 lần


    Trốn trại ở Thanh Hóa: Phạm nhân phải đối diện những mức xử phạt nào?

    Lúc gần 17 giờ ngày 03/04, lực lượng cảnh sát tỉnh Thanh Hóa đã bắt được Mai Văn Đệ, khi phạm nhân này đang lẩn trốn tại khu vực rừng sến ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung. Vậy phạm nhân này phải đối diện với những mức án nào?

    Theo thông tin từ Vnexpress, phạm nhân Mai văn Đệ đang chấp hành bản án 24 tháng tù về tội đánh bạc và đã thi hành án được 16 tháng. Lợi dụng khi ra ngoài lao động cải tạo, phạm nhân này đã bỏ trốn. 

    Trong quá trình bỏ trốn, phạm nhân đã thuê một tài xế taxi để về Hà nội. Khi dừng đổ xăng, phạm nhân đã nhân lúc tài xế đi vệ sinh để cướp xe taxi và bỏ trốn. Chiếc xe được công an thông báo là đã được phạm nhân bỏ lại ở xã Hà Lĩnh, cách cây xăng khoảng 05 km. Người tài xe taxi trình báo rằng mất ví có khoảng 800.000 đồng và một điện thoại Nokia 2 sim để trong xe. 

    Đến chiều ngày 03/04, lãnh đạo Công an huyện Hà Trung cho biết, lực lượng công an đã bắt được phạm nhân Mai Văn Đệ. Phạm nhân Đệ bị bắt vào khoảng 16h30, khi đang lẩn trốn tại rừng Sến Tam Quy, thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.

    Dựa trên những tình tiết đã nêu, phạm nhân Mai Văn Đệ có khả năng sẽ phải đối diện với những mức xử phạt như sau.

    (1) Bỏ trốn khỏi trại giam

    Căn cứ theo quy định tại Điều 386 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử như sau:

    “1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 

    a) Có tổ chức; 

    b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”

    Theo đó, sau khi củng cố hồ sơ, cơ quan chức năng có thể xử phạt phạm nhân Đệ theo quy định được nêu tại Khoản 1 nêu trên với khung hình phạt là từ 06 tháng đến 03 năm tù.

    (2) Mức phạt cho hành vi cướp tài sản

    Như đã có đề cập ở trên, trong quá trình bỏ trốn, phạm nhân đã thực hiện hành vi cướp xe taxi và một số tài sản của người tài xế. Theo đó, trong trường hợp này, phạm nhân Đệ sẽ bị truy cứu với tội danh “Cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ Luật Hình sự 2015.

    Tuy nhiên, để có thể đưa ra mức xử phạt cho phạm nhân trong trường hợp này thì cơ quan chức năng cần phải định giá tài sản để xác định giá trị của chiếc xe cũng như những tài sản mà phạm nhân đã lấy từ người tài xế để làm cơ sở. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đối với tội danh “Cướp tài sản” là 18 đến 20 năm tù hoạc tù chung thân. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 56 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án như sau:

    Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới. Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ Luật Hình sự 2015

    Tổng kết lại, trường hợp của phạm nhân Mai văn Đệ, vẫn đang trong thời gian thi hành án mà có hành vi bỏ trốn khỏi trại giam thì có thể bị xử phạt từ 06 tháng đến 03 năm tù. Đồng thời, khi thực hiện hành vi bỏ trốn phạm nhân đã thực hiện hành vi cướp tài sản, theo đó, sau khi xác định giá trị của tài sản bị cướp thì mới có thể đưa ra khung hình phạt phù hợp. Trường hợp cao nhất, phạm nhân có thể bị xử phạt từ 18 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

     
    119 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận