Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng

Chủ đề   RSS   
  • #577785 05/12/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng

    Tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ mà công dân buộc phải thực hiện nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ. Người trốn tránh không tham gia nghĩa vụ có thể bị phạt tiền lên đến 1,5 triệu đồng.

    Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng - Minh hoạ

    Trốn nghĩa vụ dân quân tự vệ bị phạt đến 1,5 triệu đồng - Minh hoạ

    1. Định nghĩa dân quân tự vệ?

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 thì:

    Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong đó, lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; lực lượng tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

    Phân loại Dân quân tự vệ:

    - Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.

    - Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

    - Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

    - Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

    Độ tuổi tham gia dân quân tự vệ

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019:

    Nam : từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi

    Nữ: đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi

    Công dân trong độ tuổi này có nghĩa vụ tham dân quân tự vệ khi được kêu gọi.Trường hợp công dân tự nguyện tham gia dân quân tự vệ thì độ tuổi có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

    Trường hợp được miễn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 2 điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu:

    -Vợ hoặc chồng, con liệt sĩ;

    -Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

    -Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

    -Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    -Người làm công tác cơ yếu.

    Trường hợp được tạm hoãn tham gia dân quân tự vệ (Khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ) nếu :

    - Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

    - Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ;

    - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

    - Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

    - Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

    - Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

    - Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

    - Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

    2. Trốn không giam dân quân tự vệ bị phạt ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Dân quân tự vệ, việc công dân trốn tránh, từ chối tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

    Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc người trốn tránh phải tham gia dân quân tự vệ.

    Lưu ý: Hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 322 Bộ luật hình sự 2015)

     
    678 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577799   05/12/2021

    Cảm ơn bài viết của bạn đã cung cấp thông tin. Thực tế thì lực lượng dân quân tự vệ cũng không kém phần quan trọng so với các lực lượng khác. Đây là lực lượng tại chỗ và đảm bảo an ninh trật tự khu vực khá tốt. Hiện nay, nhà nước ta cũng có những chế độ đãi ngộ rất tốt với lực lượng này. Và vì là lực lượng tại chỗ nên những người tham gia lực lượng này đều được ở địa phương không phải đi xa. Do đó, mà hầu như tình trạng trốn trách nhiệm dân quân tự vệ rất ít xảy ra. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhngoc209 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)