Trộm cắp tiền công đức bị xử lý thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chủ đề   RSS   
  • #603092 07/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Trộm cắp tiền công đức bị xử lý thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Pháp luật quy định tiền công đức là gì? Trộm tiền công đức thì bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Tiền công đức là gì?

    Công đức khi đi lễ chùa hay tới các cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng là một thói quen từ xưa của người Việt. Hiện chưa có định nghĩa cụ thể nào về thuật ngữ “Tiền công đức”, tuy nhiên có thể hiểu tiền công đức là một khoản đóng góp tự nguyện hay như người dân vẫn nói là tùy tâm. Mỗi người ủng hộ dù ít, dù nhiều thì nhiều người ủng hộ nhất là vào những dịp lễ Tết thì đây vẫn sẽ là một nguồn tiền lớn. 

    Tiền công đức thường được sử dụng trong Phật giáo, một số tôn giáo, tín ngưỡng chứ không phải được sử dụng trong tất cả các tôn giáo ở Việt Nam.

    Xem thêm bài viết liên quan: Tiếp nhận tiền công đức theo hình thức chuyển khoản

    Đây là khoản tiền, tài sản dâng cúng tài trợ cho cơ sở tôn giáo, nhà tu hành để hoạt động tôn giáo, xây dựng cơ sở vật chất và nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt cho nhà tu hành thì thuộc quyền quản lý của trụ trì. Hoặc là tiền, tài sản tài trợ cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của di tích thì thuộc quyền quản lý của ban quản lý di tích…

    Tuy nhiên, lợi dụng là tiền dâng cúng, tùy tâm và trong môi trường tín ngưỡng nên nhiều đối tượng đã nổi lòng tham trộm cắp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi này?

    Xử lý hành vi trộm cắp tiền công đức

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng.

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

    Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là:

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

    - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể như sau:

    * Khung 1:

    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    + Tài sản là di vật, cổ vật.

    * Khung 2:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    + Hành hung để tẩu thoát;

    + Tài sản là bảo vật quốc gia;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    * Khung 3:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    * Khung 4:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     
    574 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (29/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận