Trở thành đại biểu Quốc hội được hưởng những quyền lợi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606967 21/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Trở thành đại biểu Quốc hội được hưởng những quyền lợi nào?

    Đại biểu Quốc hội là người được tín nhiệm cao đại diện cho nhân dân tham gia vào Quốc hội thực hiện nhiệm vụ Nhà nước. Vậy khi trở thành đại biểu Quốc hội sẽ được hưởng những quyền lợi nào?
     
    tro-thanh-dai-bieu-quoc-hoi-duoc-huong-nhung-quyen-loi-nao
     
    1. Đại biểu Quốc hội được trình và kiến nghị dự án luật, luật
     
    Khi trở thành đại biểu Quốc hội thì đại biểu có quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh theo Điều 29 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
     
    - Đại biểu Quốc hội được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.
     
    2. Đại biểu Quốc hội có thể tham gia Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
     
    Căn cứ Điều 30 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
     
    Căn cứ vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác, đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc một Ủy ban của Quốc hội. 
     
    Trên cơ sở đăng ký của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội lập danh sách thành viên Hội đồng, Ủy ban trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
     
    - Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Ủy ban tổ chức để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
     
    3. Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử chức danh 
     
    Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu theo Điều 31 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 của Luật này.
     
    - Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.
     
    4. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn
     
    Tại Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 cho phép đại biểu Quốc hội quyền chất vấn đối với các lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan sau đây:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
     
    - Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
     
    - Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
     
    5. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị 
     
    Theo Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 cho phép đại biểu Quốc hội quyền kiến nghị đến Quốc hội, UBTVQH thực hiện các nội dung sau đây:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
     
    - Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
     
    Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.
     
    - Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
     
    - Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
     
    5. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
     
    Căn cứ Điều 34 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 cho phép đại biểu Quốc hội yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật như sau:
     
    - Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
     
    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
     
    6. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin
     
    Tại Điều 35 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
     
    - Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
     
    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu theo quy định của pháp luật.
     
    7. Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân
     
    Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, theo đó:
     
    - Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.
     
    - Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ứng cử tại địa phương biết thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu Quốc hội đến dự và cung cấp tài liệu cần thiết.
     
    8. Đại biểu Quốc hội được miễn trừ, bất khả xâm phạm 
     
    Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định đại quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội cho phép đại biểu trong thời gian đương nhiệm được quyền:
     
    - Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
     
    Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
     
    - Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.
     
    126 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận