Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc có tính thuế TNCN?

Chủ đề   RSS   
  • #513403 31/01/2019

    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc có tính thuế TNCN?

    Trợ cấp thôi việc là một khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho người lao động khi chấm dứt HĐLĐ theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012. Nó có ý nghĩa như một phần thưởng cho người lao động vì đã có thời gian đóng góp cho người sử dụng lao động. Đồng thời trợ cấp thôi việc cũng có ý nghĩa giúp đỡ người lao động có kinh phí trang trải trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

    Trợ cấp mất việc được xem là một khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho NLĐ bị mất việc làm một cách thụ động do người sử dụng lao động gây ra, tức khoản tiền bồi thường cho NLĐ do bị chấm dứt hợp đồng lao trước thời hạn mà không phải do lỗi của bản thân họ gây ra.

    Theo Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì sẽ có hai trường hợp:

    - TH1: Người lao động nhận khoản tiền trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc theo đúng mức quy định của Bộ luật lao động 2012 thì khoản tiền này không phải chịu thuế thu nhập cá nhân- tức là được miễn thuế.

    - TH2: Người lao động nhận khoản tiền trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc cao hơn mức quy định của Bộ luật lao động 2012 thì lúc này phần vượt quá sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.

    Nếu phải đóng thuế TNCN thì cách tính cũng sẽ chia ra 02 trường hợp cơ bản dựa vào thời điểm chi trả như sau:

    - TH1: Nếu DN chi trả cho NLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ nhập chung vào các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công khác để tính theo lũy tiến từng phần và DN sẽ đóng giúp NLĐ với cơ quan Thuế.

    - TH2: Nếu DN chi trả cho NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ khấu trừ 10% nếu như khoản trợ cấp này từ 2.000.000đ trở lên (Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân.

     
    16958 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (22/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536114   30/12/2019

    Theo đó việc người lao động phải thực hiện là phải xác định xem mình có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo lao động và mức tiền lương trơ cấp là Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.” và mức trợ cấp hàng năm bằng trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
    Số tiền lương trơ cấp bằng:  Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc X  mức trợ cấp hàng năm
    Từ đó, nếu số tiền mà doanh nghiệp trả cao hơn số tiền trợ cấp thỉ người lao động thực hiện khấu trừ khi số tiền vươt quá 2.000.000 đồng
     
    Báo quản trị |  
  • #536794   03/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


     
    Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
     
    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
     
    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
     
     
    b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
     
     
    b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
     
     
    Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm h, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
     
    Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
     
    Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
     
    Như vậy:
     
    Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (ký hợp đồng lao động với Công ty từ 03 tháng trở lên) khi chấm dứt hợp đồng lao động thì:
     
    + Đối với khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
     
    + Đối với khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động nghỉ việc cao hơn mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì Công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả.
     
    Riêng đối với khoản hỗ trợ tài chính mà công ty trả thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
     
    Cá nhân có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số tiền thuế TNCN đã tạm nộp hoặc tổ chức chi trả đã khấu trừ trong năm nếu có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ.
     
    Xem thêm hướng dẫn tại Công văn 82454/CT-TTHT năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản trợ cấp cho người lao động khi nghỉ việc cao hơn quy định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
     
    Báo quản trị |  
  • #536822   04/01/2020

    Về vấn đề trợ cấp thất nhiệp, trợ cấp thôi việc có đóng thuế thu nhập cá nhân không, theo quan điểm của mình khoản trợ cấp này cũng được xem là khoản thu nhập của cá nhân, do đó, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên khoản trợ cấp đã nhận.

     
    Báo quản trị |