Trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #458957 27/06/2017

    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Trợ cấp thôi việc

    tôi đi bộ đội từ tháng 4/1979 đến tháng 12/1983 thì xuất ngũ, chuyển ngành về làm việc ở ngành Văn hoá (Công ty PHS) đến tháng 7/2005 thì Công ty (DNNN) cổ phần hoá và tôi vẫn làm việc từ đó đến nay. Vừa qua tôi viết đơn xin thôi việc theo đúng qui định về pháp luật lao động. Xin hỏi Công ty CP trả trợ cấp thôi việc cho tôi có tính thời gian tham gia quân đội và thời gian lầm việc tại DNNN không? Xin chân thành cảm ơn!

     
    2476 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463958   08/08/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Thứ nhất, về vấn đề trợ cấp thôi việc đối với thời gian tham gia quân đội.
     
    Căn cứ theo điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm quy định:
     
    "3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
     
    Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội".
     
    Theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP trên thì thời gian làm việc thực tế của bạn tại công ty PHS không bao gồm thời gian bạn phục vụ quân đội bởi bạn ký kết hợp đồng lao động với công ty PHS sau khi xuất ngũ. Do đó, thời gian bạn phục vụ trong quân đội không được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc.
     
    Tuy nhiên trong trường hợp của bạn, thời gian làm việc trong quân ngũ sẽ được cộng dồn để tính mức hưởng lương hưu và tính hưởng bảo hiểm xã hội khác nếu đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7, điều 1 Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH nếu như bạn là quân nhân (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân).
    "7. Bổ sung Khoản 9 a vào Phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
     
    9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội".
     
    Thứ hai, về vấn đề trợ cấp thôi việc đối với thời gian tham gia làm việc trước khi công ty chưa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
     
    Căn cứ tại điều 48 Luật Lao động 2012 thì:
     
    “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
     
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
     
    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
     
    Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty PHS đang hoạt động dưới hình thức Doanh nghiệp vốn 100% Nhà nước nhưng đã được cổ phần hóa vào tháng 7/2005. Mặc dù doanh nghiệp chuyển đổi sang loại hình mới nhưng bạn vẫn công tác và làm việc tại công ty PHS bình thường cho đến nay. Điều đó đồng nghĩa công ty PHS không thay đổi về số lượng nhân sự công ty cũng như bảo đảm tính chất công việc cho bạn. Do trên thực tế bạn không hề mất việc khi công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn chỉ nhận được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp một lần hoặc chế độ hưu trí(nếu bạn đủ điều kiện) theo quy định của pháp luật Lao động mà thôi.
     
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;