“Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

Chủ đề   RSS   
  • #442075 19/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

     

    trinh tiết có được xem là tài sản hàng hóa không?Sáng nay lướt web xem tin tức, mình thấy có bài về cô gái đang đeo biển rao bán “trinh tiết” của mình để chữa bệnh cho anh trai với mức giá 200.000 NDT.

    Liên hệ tới Việt Nam hiện nay, nếu trường hợp trên xày ra, có người đồng ý mua “trinh tiết” của cô gái trên và hai bên thực hiện giao kết thì đã vi phạm quy định cấm tại Pháp lệnh phòng chống mại dâm. Nhưng nếu một mai, phương án hợp thức hóa mại dâm tại Việt Nam trở thành hiện thực thì sẽ như thế nào?

    Và nếu phải dùng 1 thuật ngữ pháp lý để định nghĩa thì chúng ta phải định nghĩa cô gái trên đang bán cái gì?  Giao dịch giữa hai bên là giao dịch dân sự hay thương mại? Bởi một khi phát sinh tranh chấp, buộc phải xác định tranh chấp đó thuộc lĩnh vực nào, cơ quan chuyên trách nào sẽ đứng ra giải quyết.

    “Trinh tiết” là tài sản?

    Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

    Có thể khẳng định rằng “Trinh tiết” không phải là tiền, giấy tờ có giá. Vậy nó có phải là vật hay quyền tài sản hay không?

    Thứ nhất: Vật

    Luật không hướng dẫn cụ thể như thế nào được xem là vật nhưng đa số đồng tình với quan điểm, vật phải là thứ nhìn thấy được; cầm, nắm được. Vậy Trình tiết thì sao, có được xem là vật?

    Thêm vào đó, khi phân loại vật, luật có khái niệm “Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”. Phải chăng “trinh tiết là vật tiêu hao”?

    Thứ 2: Quyền tài sản

    Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

    Rõ ràng, nếu cô ta bán “trinh tiết” của mình với 1 số tiền nhất định, nó đã được trị giá bằng tiền.  Vậy có lẽ nào “Trinh tiết” là “quyền tài sản khác” mà luật đang quy định mở?

    “Trinh tiết” là hàng hóa?

    Hiện nay, không có quy định như thế nào gọi là hàng hóa. Tuy nhiên Luật thương mại 2005 có quy định hàng hóa bao gồm:

    + Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

    + Những vật gắn liền với đất đai.

    Vậy có thể xem “trinh tiết” là động sản và hoạt động của mua – bán “trinh tiết” là hoạt động mua bán hàng hóa tại Luật thương mại hay không? Vì rõ ràng đây là một hoạt động “sinh lợi”. Người bán “sinh lời” và người mua có “lợi ích”.

    Rất mong nhận được ý kiến chia sẻ từ mọi người!

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 19/11/2016 05:20:55 CH
     
    34343 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #584626   30/05/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo quan điểm về pháp lý thì trinh tiết không được xem là hàng hóa để mang ra bán. Mình cho rằng đây là một bộ phận cơ thể người, mà con người thì không phải là hàng hóa. Việc rao bán trinh tiết nhìn dưới góc độ xã hội thì nó đi trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585003   31/05/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

    Trinh tiết từ xa xưa đã là khái niệm chỉ một người con gái chưa từng quan hệ tình dục. Thực tế, hiện nay khái niệm này đã không còn gắt gắt như lúc trước nhưng vẫn xảy ra tình trạng mua bán trinh tiết trong xã hội hiện nay, những vụ việc mại dâm, tú bà chăn tìm những em gái dưới 18 tuổi còn trinh để đề ra mức giá cao mỗi lần đi khách và cũng có rất nhiều người đàn ông sẵn sàng chi tiền để có thể sử dụng “dịch vụ”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #592857   27/10/2022

    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Rõ ràng, nếu cô ta bán “trinh tiết” của mình với 1 số tiền nhất định, nó đã được trị giá bằng tiền. Vậy có lẽ nào “Trinh tiết” là “quyền tài sản khác” mà luật đang quy định mở? “Trinh tiết” là hàng hóa? Hiện nay, không có quy định như thế nào gọi là hàng hóa

     
    Báo quản trị |  
  • #598606   10/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

    Đương nhiên trinh tiết không được coi là hàng hóa vì hàng hóa là sản phẩm của lao động thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán và trinh tiết thì không phải vậy. Trinh tiết người thì có, người thì không, không ai xác định được người đó như thế nào để đánh giá.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #599432   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13658
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

    Nói bông đùa rằng trinh tiết là tài sản thì có thể thấy tài sản này có thể tái tạo lại nhiều khi nhiều dịch vụ “vá” đang có trên thị trường. Nói chung thì liên quan đến cơ thể con người thì không thể xem là hàng hóa được, và chính bản thân nó cũng không có căn cứ để định giá giá trị của một con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #599475   28/02/2023

    “Trinh tiết” có được xem là tài sản, hàng hóa?

    Hiện nay, nhiều “đại gia” có suy nghĩ rằng “trinh tiết” có thể giải những điều không may mắn, xui rủi. Vậy nhiều cũng có nhiều người không ngần ngại mà mạo hiểm rao bán “trinh tiết” trên thị trường ngầm với mục đích “đổi đời”. Hàng loạt các hội nhóm mua bán trinh tiết đã được lập ra để móc nối với những cô gái trẻ nhẹ dạ, mong muốn có số tiền lớn để "đổi đời".

     
    Báo quản trị |