Triều Nguyễn: Vợ "nhiều lời", chồng có quyền "ly hôn"

Chủ đề   RSS   
  • #423456 04/05/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    Triều Nguyễn: Vợ "nhiều lời", chồng có quyền "ly hôn"

    Một trong những hình thức ly hôn được quy định chi tiết trong Bộ Luật Gia Long triều Nguyễn là "xuất thê" - bỏ vợ hay rẫy vợ. Theo đó, pháp luật cho phép người chồng bỏ vợ nếu người phụ nữ phạm vào một trong hai lỗi cơ bản là "thất xuất" và "nghĩa tuyệt".

    Lỗi "thất xuất" theo điều 108 Bộ Luật Gia Long gồm 7 trường hợp. 

    Thứ nhất lỗi không có con, nhất là con trai.
    Thứ hai người vợ “dâm dật”, được hiểu bao gồm những hành vi lẳng lơ, dâm đãng của phụ nữ có chồng.
    Thứ ba con dâu bất kính với cha mẹ chồng. 
    Thứ tư người đàn bà nhiều lời. 
    Thứ năm

    người phụ nữ có tính đố kỵ ghen tuông (Nguyên nhân bởi luật pháp thời này cho phép người đàn ông được chung sống như vợ chồng với nhiều phụ nữ để duy trì dòng giống. Vì vậy, sự đố kỵ của người vợ bị cho là sẽ làm hại trật tự trong đại gia đình.)

    Thứ sáu “đạo thiết” - trộm cắp tài sản trong gia đình
    Thứ bảy “ác tật”

     

    Ngoài 7 lỗi thất xuất, ở lỗi "nghĩa tuyệt", Bộ Luật Gia Long cho phép đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng nếu người phụ nữ phạm tội thông gian. Khi đó, người chồng được quyền tùy ý gả bán vợ mình cho người khác trừ gian phu.

    Trường hợp thứ hai là khi người vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng. Điều 108 Bộ Luật Gia Long cho phép trong trường hợp này người chồng muốn gả hay bán vợ cho ai cũng được.

    Với 7 lỗi "thất xuất", chồng không bắt buộc phải bỏ nhưng khi vợ phạm vào một trong hai lỗi "nghĩa tuyệt" thì nhất định phải chia tay, nếu không người đàn ông sẽ bị đánh 80 trượng. 

    Tuy nhiên luật cũng quy định khi vợ đã để tang cha mẹ chồng đủ 3 năm; khi lấy nhau thì nghèo về sau cùng chung tay làm ăn trở nên giàu có hoặc khi lấy nhau còn có cha mẹ, anh em, họ hàng nhưng khi bỏ nhau người vợ không còn ai thân thích thì dù phạm 7 lỗi thuộc "thất xuất" người chồng cũng không được bỏ.

    Pháp luật thời Nguyễn cho phép vợ chồng được thuận tình ly hôn khi: ăn ở không hòa hợp, tính tình xung khắc… Con cái mang họ cha và sẽ ở lại với người cha trừ khi hai vợ chồng thỏa thuận để người con nào theo mẹ.

    Trường hợp không có con, nếu người đàn bà không phạm lỗi gì thì được lấy lại tài sản của riêng mình. Nếu có con, dù bị chồng bỏ hay thuận tình ly hôn, tất cả tài sản trong nhà do người chồng quản lý. Người vợ chỉ lấy lại quần áo và đồ vật riêng. Người chồng có thể "tùy tâm" giao thêm cho vợ một ít tiền

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    16108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #559670   30/09/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Quy định còn nhiều bảo thủ do tư tưởng cổ hũ phong kiến trọng nam khinh nữ. Đàn ông nhiều vợ để duy trì nòi giống, đàn bà nhiều chồng gọi là lăng loàn. Đúng là quá bất công cho phụ nữ thời xưa. 

    Mình cũng rất thích thích tìm hiểu về sử Việt lắm, đọc nhiều tích góp rồi sẽ hiểu đã xảy ra gì trong quá khứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #559756   30/09/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Các điều luật này vô cùng trọng nam khinh nữ, đây có thể là thời kỳ đen tối nhất của pháp luật nước ta. Thời buổi bây giờ chúng ta cần bình đẳng quyền giữa nam và nữ, nam và nữ đều có quyền như nhau trong mọi việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #560604   18/10/2020

    Theo mình đây cũng là đề xuất hay nhưng quy định này sẽ dễ bị lạm dụng, như thế nào sẽ là nhiều và như thế nào thì được xem là vừa đủ hay là ít thì còn phải tranh cãi nhiều. Rất khó để có được một bằng chứng cụ thể. Đôi khi có người hôm nay nói nhiều nhưng đến ngày hôm sau thì lại im lặng hay ít nói thì sẽ được xếp vào diện nào, hay sẽ tính từng từ hay thời gian nói.

     
    Báo quản trị |  
  • #563450   26/11/2020

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Đọc lại mới thấy thời xưa đúng kiểu trọng nam khinh nữ, đàn ông thì có cả mớ lí do để bỏ vợ còn phụ nữ thì được bỏ chồng khi hai bên thuận tình ly hôn. Cũng may là giờ quy định đã tiến bộ hơn rất nhiều, nếu không chắc phụ nữ không dám lấy chồng luôn quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #565757   30/12/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Ở thời phong kiến, do chế độ trọng nam khinh nữ nên quyền lợi của người phụ nữ thường bị xem nhẹ so với nam giới. Chính vì vậy nữ giới luôn chịu thiệt thòi trong nhiều khía cạnh, kể cả trong quan hệ hôn nhân gia đình. Nhưng xã hội càng phát triển thì mọi người càng hướng tới sự bình đẳng giới và quyền lợi của người phụ nữ đã được đảm bảo hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #571817   30/05/2021

    Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều người phụ nữ không thể có được cảm giác nâng niu, ôm ấp con sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Với người phụ nữ, khao khát làm mẹ như một bản năng khiến họ cảm thấy thực sự đau khổ khi không có con.

     

     
    Báo quản trị |