Trí tuệ nhân tạo có “thay thế” được Luật sư, Thẩm phán,…?

Chủ đề   RSS   
  • #479636 24/12/2017

    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Trí tuệ nhân tạo có “thay thế” được Luật sư, Thẩm phán,…?

    Công nghiệp 4.0 là một từ khoá xuất hiện từ năm 2013, nói về chiếc lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất mà không cần con người. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đang rất phổ biến, trở thành chủ đề được bàn luận, và trong số đó trí tuệ nhân tạo đang được thí nghiệm và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Gần đây nhất, trí tuệ nhân tạo đã đánh bại kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới, một môn thể thao đòi hỏi trí tuệ cao. Và theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sắp tới, các công việc trên thế giới sẽ có đợt đào thải, trí tuệ nhân tạo sẽ dần thay thế các công việc của con người, trí tuệ nhân tạo phát triển đồng nghĩa với việc nạn thất nghiệp cũng gia tăng. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây, trí tuệ nhân tạo có thể làm các công việc yêu cầu chất xám cao như ngành Luật không? Có cũng đúng mà không cũng không sai. Mấu chốt của vấn đề, trí tuệ nhân tạo có thể làm một số công việc của một Luật sư, Thẩm phán,…. có thể làm, có thể thay thế một Luật sư, Thẩm phán,… trong các công việc yêu cầu trí nhớ và sự tính toán, nhưng không thể thay thế hoàn toàn một Luật sư, Thẩm phán,…. trong vai trò tranh tụng, đặc biệt là ở công việc mà chúng ta cần cả sự hợp tình lẫn hợp lý. Về mặt thuật toán, một Robot có thể lưu trữ hàng triệu dữ liệu và trích xuất dữ liệu, dò tìm thông tin trong 1 - 2 giây, đưa ra kết quá chính xác gần như là tuyệt đối. Trong khi đó, luật sư sẽ phải mất trung bình một vài phút để nhớ hoặc tìm ra vấn đề được quy định tại đâu trong các văn bản luật. Và tất nhiên, tỉ lệ chính xác sẽ thấp hơn rất nhiều so với Robot. Nhưng tình huống trong cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, chuyện gì cũng có thể xảy ra, không một ai có thể lập trình đầy đủ mọi tình huống có thể có vào trong một bộ nhớ nhân tạo, để nó đưa ra đáp án khi sự việc đó diễn ra. Và đây là lợi thế của một vị luật sư, một vị thẩm phán…. Họ có sự tư duy, có sự ứng biến, và cái quan trọng là cái tình. Họ là những người sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy họ hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án. Đây là điều mà một Trí tuệ nhân tạo cho dù tân tiến đến đâu cũng không thể làm được. Vậy thì còn điều gì để khẳng định rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế hoàn toàn một vị Luật sư, một Thẩm phán,….nữa hay không? Hay thật sự những gì tôi nêu ra ở trên, trong một tương lai xa, trí tuệ nhân tạo sẽ hoàn thiện và thực hiện nốt những vấn đề mà giờ đây, trí tưởng tượng của chúng ta còn chưa vươn tới và hoàn toàn thay thế, ngồi ở vị trí thẩm phán và đưa ra lời phán xét cho loài người.

    Cập nhật bởi tuantulaw ngày 24/12/2017 02:36:14 CH Cập nhật bởi tuantulaw ngày 24/12/2017 02:25:55 CH
     
    22323 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #483570   28/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Nếu như mà trí tuệ nhân tạo có thể thay thế Luật sư thì chắc là không có công việc gì mà nó không làm được. Khi đó con người có thể sẽ trở nên thụ động và lười biếng vì hầu hết công việc đều do Robot làm. Hoặc là sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt, khoảng cách giữa những người sở hữu Robot và những người lao động chân tay ngày càng xa, cũng có khi con người không được coi trọng bằng những robot nữa. Thế giới chắc loạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #485537   25/02/2018

    Trí tuệ nhân tạo cho dù có phát triển tới đâu cũng sẽ không thể thay thế được luật sư, thẩm phán...Luật sư, thẩm phán khi xử một vụ án nào đó thì ngoài căn cứ vào Luật pháp thì còn có tính nhân văn trong khi xét xử nữa! Còn nếu trí tuệ nhân tạo thì sẽ áp dụng một cách cứng nhắc ,rập khuôn pháp luật!

     
    Báo quản trị |  
  • #494332   15/06/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Các nhà nghiên cứu ở Anh đã kiểm tra những phán quyết của Trí tuệ nhân tạo trong một số trường hợp và kết quả là hầu hết đều khớp với phán quyết của thẩm phán.

    Nghe có vẻ đáng sợ nhỉ. Đây là thứ người ta gọi là “Trí tuệ nhân tạo học sâu” khi mà máy tính tự học và tự dạy chính mình, và chuyện gì xảy ra nếu nó phát triển theo cách không giống con người nữa?

    Tôi cảm thấy lo ngại cái ngày mà con người bị tuyên án tử hình bởi một cái máy hay một con rô bốt tuyên bố một người chạy xe quá tốc độ và bị tuyên phạt bỏ tù,…thì đúng là thế giới đảo lộn.

    Tuy đã nghe và xem từ rất lâu trong những bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng có vẻ sự thống trị của máy móc bắt đầu gần hơn mình tưởng. Và thậm chí nó ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn cả con người, vượt qua tất cả những rào cản về đạo đức, lương tâm và tiêu chuẩn xã hội. Kiểu đưa ra phán quyết này giống như máy móc đã làm chủ con người

    Một thẩm phán rô bốt (nếu trở thành hiện thực) chắc hẳn phải được trang bị một hệ thống an ninh máy tính tối tân nhất để tránh bị can thiệp. Chắc chắn nó cũng phải được trang bị “phần tình người” để làm được công việc này, bởi thẩm phán đâu phải là người chỉ có cái đầu lạnh, họ còn phải có một trái tim nóng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #494363   15/06/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì nói không thể cũng không phải. Hiện nay, khi công nghiệp 4.0 chưa phát triển đến mức để trí tuệ nhân tạo thục hiện vai trò tranh tụng, phân biệt giữa quy định và cái tình trong xét xử, bào chữa. Tuy nhiên, biết đâu, khi công nghệ phát triển hơn nữa, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế cả con người trong những vấn đề đòi hỏi về cảm xúc, tình cảm và quan trọng hơn, chắc chắn là nó có thể nắm được tất cả các quy định, không bỏ sót tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #502369   15/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo quan điểm của mình thì trí tuệ nhân tạo sẽ không thay thế được thẩm phán và Luật sư. Vì mình nghĩ pháp luật không hề cứng nhắc mà mang tính mềm dẻo. Tùy theo tình hình thực tế dựa trên quy định pháp luật mà thẩm phán hay Luật sư đưa ra những nhận định, phán đoán của mình. Không thể để mọi thứ rập khuôn máy móc được. Mặt khác, con người phải làm chủ cuộc sống của mình, không thể để máy móc phán xét.

     
    Báo quản trị |  
  • #502403   16/09/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn bài viết của chủ thớt. Tuy nhiên theo mình xã hội thiên biến vạn hóa, kể cả pháp luật cũng chỉ được xem như là động lực phát triển của xã hội thì làm sao có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo được lập trình trước?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502407   16/09/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Mình có 2 câu hỏi

    1. Vậy AI hay Learning machine sẽ thay thê đối tượng nào ? vì trình độ khoa học hiện tại khó lòng tạo ta một AI có tư dư hoàn chỉnh như 1 con người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong môi trường khắc nghiệt của ngành Luật.

    2. Lĩnh vực luật nó thay thế sẽ là lĩnh vực nào hoặc công việc mà nó sẽ thay thế là gì ? vì cứ giả dụ như thế này nếu 1 ông luật sư tạo ra 1 chương trình máy học, sau đó ông ấy gửi hết tất cả dữ liệu trong 20 năm ông ấy hành nghề vào Big data của chương trình đó và nó sẽ tự phân loại và học được rằng trong những vụ án như thế nào thì sẽ có những rủi ro sau, những cách giải quyết sau và nó cũng tự viết ra quy trình tối ưu nhất (mình cứ loại trừ mấy cái công việc mà không yêu cầu chất xám qua một bên vì mấy cái việc đó người không học luật nhưng được đào tạo cũng làm được)

     
    Báo quản trị |  
  • #502602   18/09/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo nghiên cứu để đánh giá các hợp đồng luật pháp các luật sư con người đã đạt được điểm trung bình là 85% tỉ lệ chính xác, trong khi AI đạt đến 95%. AI này còn hoàn thành công việc chỉ trong 26 phút, còn con người mất đến trung bình 92 phút, tức lâu hơn đến 4 lần! Ngoài ra, AI còn đạt độ chính xác tuyệt đối 100% đối với một hợp đồng, mà cũng hợp đồng đó, luật sư con người có điểm cao nhất cũng chỉ đạt độ chính xác 97%.
    Vậy đây có phải là dấu chấm hết của nhân loại hay không? Đừng nói quá vậy chứ. Ngược lại, việc sử dụng AI có thể sẽ giúp ích cho các luật sư trong việc đẩy nhanh công việc của mình, giúp họ tập trung hơn vào các công việc đòi hỏi bộ óc của con người.Công nghệ này sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn luật sư con người cả, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp tăng tốc công việc của họ thông qua việc chỉ ra những phần quan trọng nhất trong một vụ việc.
    Tôi tin tưởng rằng, các sinh viên luật và các luật sư cần phải hiểu những công cụ AI này và các công nghệ khác sẽ giúp họ trở thành luật sư tốt hơn, và góp phần hình thành cách thức hành nghề luật sư trong tương lai. Tôi hy vọng rằng công chúng, trong chừng mực mà họ muốn luật sư giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý của họ, sẽ vui mừng với công cụ mới này.
     
    Báo quản trị |  
  • #502658   19/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình thì trí tuệ nhân tạo dù có thông minh, tiến bộ cỡ nào thì cũng chẳng thể nào thay thế được con người. Ví dụ như khi xét xử một vụ việc dân sự, thẩm phán sẽ phải có một cái nhìn toàn diện để có thể đưa ra cách giải quyết vừa hợp tình, hợp lý. Ttuy nhiên, với trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn rằng những cách giải quyết của nó chỉ hợp về lý thôi chứ không thể nào hợp cả lý và tình được bởi nó chẳng có cảm xúc hay là tình cảm gì cả.

    Chính vì vậy mình nghĩ trí tuệ nhân tạo sẽ chẳng bao giờ thay thế được con người trong các công việc như luật sư, thẩm phán….

     
    Báo quản trị |  
  • #502786   21/09/2018

    Mình thấy công nghệ không thể thay thế hoàn toàn cho con người được, bởi vì con người ngoài kiến thức của họ thì họ còn có cái tình để xét. Chứ giả sử như robot thay thế Thẩm phán, nó chỉ biết à tội này phạt mức bao nhiêu chứ không xem xét toàn diện vấn đề được. Mà theo mình công nghệ này chỉ nên bổ sung, bổ trợ cho con người thôi, chứ không thay thế được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502853   22/09/2018

    Theo quan điểm của mình thì công nghệ có thể thay đổi một phần nào đó thế giới nhưng không thể thay thế toàn bộ vai trò của con người. Trí tuệ nhân tạo chỉ là công cụ hổ trợ, người bạn đồng hành hay người phụ tá chứ nó không thể thay thế được con người. Máy móc không có cảm xúc mà nhiều khi xét xử không chỉ hợp lý mà còn phải hợp tình nữa do đó rất khó hoặc không thể có việc trí tuệ nhân tạo thay thế được Thẩm phán, luật sư,... 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #503105   25/09/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Máy móc có thông mình thể nào cũng không thể thay thế toàn bộ cho con người. Trong một phiên tòa, nếu chỉ dựa trên lý trí để xét đúng sai mà không cân nhắc đến “cái tình” thì sẽ thành cứng ngắc. Hơn nữa, mình cùng đồng tình với ý kiến là máy móc không thể dự liệu hết tất cả tình huống có thể xảy ra được. Chẳng lẽ lúc đó hoãn phiên tòa lại vì lí do cái này chưa được cập nhật dữ liệu trong máy nên không tiếp tục được.

     
    Báo quản trị |  
  • #503330   27/09/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI thì đã phát triển đặc biệt là ở những nước có nền công nghệ tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật.... Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Điều này đáng hoan nghênh và cần được phát triển hơn nữa.

    Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt là công tác xét xử thì AI không thể thay thế được Thẩm phán. Bởi vì việc xét xử không đơn thuần chỉ là cứ áp dụng pháp luật mà "xử", nó còn bao gồm cả yếu tố nhân đạo, hợp tình hợp lý ở trong đó nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #525882   19/08/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Một chủ đề rất hay, tôi thiết nghĩ cho dù nhân tạo có giỏi đến mức nào thì cũng dẫn quy định một cách chặt chẽ là cùng, tuy nhiên không phải lúc nào quy định cũng giải quyết được tất cả vấn đề, quan trọng là khả năng lập luận và tư duy để đưa ra hướng giải quyết một cách hợp lý nhất. Bản chất những thứ robot kia là do con người tạo ra, do đó nó không thể thông minh hơn con người được.

     
    Báo quản trị |  
  • #525998   21/08/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Với xu hướng phát triển của thế giới hiện tại, thì chúng ta hoàn toàn có thể tin vào khả năng robot sẽ thay thế con người trong nhiều việc trong tương lai, trong đó, có vai trò Luật sư hay Thẩm phán. Tuy nhiên, theo ý kiến của mình, robot suy cho cùng cũng chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người và được lập tình theo các chương trình sẵn. Như thế, nó không thể nào hoàn thành toàn bộ các khâu trong công việc đòi hỏi tính linh hoạt cao như của Luật sư hoặc Thẩm phán. Do đó, chúng ta chỉ xem robot là một "công cụ hỗ trợ" cho con người, giúp con người làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn, chứ nếu để robot thay thế hoàn toàn con người, lúc đó, thế giới loài người sẽ đối mặt với thảm hoạ công nghệ và hệ luỵ khôn lường.

     
    Báo quản trị |  
  • #526298   25/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Theo mình thì trí tuệ nhân tạo sẽ không thay thế được cho những vị trí này. Bởi mặc dù pháp luật nước ta đã có những quy định rõ ràng nhưng việc phán quyết vẫn sẽ có những lúc dựa trên tình cảm và hoàn cảnh để có được những hình phạt phù hợp nhất, mà điều này thì trí tuệ nhân tạo sẽ không thể làm được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526978   30/08/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết với chủ đề là thú vị. Mình rất đồng ý với quan điểm Robot không thể thay thế được Luật sư của bạn.Tuy nhiên, mình có ý kiến như sau: theo mình thì nên kết hợp lại giữa Robot và con người để hoạt động dịch vụ pháp lý trở nên nhanh gọn, chính xác nhất có thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #527015   30/08/2019

    Với sự phát triển về công nghệ ngày càng cao thì việc trí tuệ nhân tạo có thể thay thế luật sư, thẩm phán là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên mình nghĩ chỉ có thể thay thế một phần nào đó chứ không thay thế hoàn toàn được, bởi vì xã hội, luật pháp luôn vận động, phát triển, thay đổi từng ngày, khi thực hiện các công việc của Luật sư và Thẩm phán còn cần sự linh hoạt và ứng biến với các tình huống xảy ra, còn máy móc thì chỉ làm được những gì đã được lập trình sẵn.   

     
    Báo quản trị |  
  • #542259   29/03/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Bản chất rô bốt hay các trí tuệ nhân tạo khác cũng chỉ là do con người tạo ra, và nó chỉ như một cái máy ghi nhận những vấn đề pháp lý và sử dụng pháp luật đã ban hành để trả lời, tuy nhiên đề giải quyết một vấn đề không chỉ đơn giản là dẫn quy định mà việc lập luận điều hết sức quan trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #542325   30/03/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo mình thì trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được luật sư, thẩm phản mà nó chỉ có thể là công cụ hỗ trợ. Vì xét xử một vụ việc không phải giải quyết một cách máy móc mà cần phải dựa vào nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nữa. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, nhiều tình huống xảy ra không ai ngờ tới do đó chỉ dựa vào số liệu hóa thì khó giải quyết chính xác vấn đề.

     

     
    Báo quản trị |