Treo biểu ngữ chống Uber - Grab có vi phạm luật cạnh tranh?

Chủ đề   RSS   
  • #470111 09/10/2017

    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Treo biểu ngữ chống Uber - Grab có vi phạm luật cạnh tranh?

    Những ngày qua, một số xe taxi của các hãng như: Vinasun, Mai Linh, Vạn Xuân... đồng loạt dán biểu ngữ chống Uber, Grab. Những dòng chữ vàng in trên nền đỏ nổi bật dán phía sau xe. Tuy dán phía sau xe nhưng những miếng decal nền đỏ, chữ vàng khá bắt mắt, thu hút sự quan tâm của người đi đường với thái độ không mấy thiện cảm.

    Hai biểu ngữ đang được nhiều taxi Vinasun dán ở TP HCM: "Yêu cầu Uber và Grab tuân thủ pháp luật Việt Nam" và "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh"....

    Nhà nước đang phát triển kinh tế thị trường với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng dựa trên các quy định của pháp luật. Theo đó, Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng...

    Cơ quan Nhà nước chưa hề có kết luận về việc Uber, Grab trốn thuế hay làm thất thu thuế. Nếu một số hãng taxi truyền thống cố tình đưa thông tin sai sự thật qua các khẩu hiệu về việc Uber, Grab gây thất thu thuế thì hành vi này vi phạm Điều 43 Luật Cạnh tranh.

    Theo Điều 43 luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    Về hình thức xử lý, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị cảnh cáo, phạt tiền.

    Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

    Uber hay Grab có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh nếu cho rằng rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh.

     
    8615 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (14/10/2017) trang_u (09/10/2017) GHLAW (09/10/2017) hongphuong1993 (09/10/2017) KieuNga1109 (09/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #470905   14/10/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Rõ ràng là Vinasun đã vi phạm quy định Gièm pha doanh nghiệp khác rồi còn gì. Đúng là “gậy ông đập lưng ông”, cái giá của tầm nhìn hạn hẹp, chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh. Lần này Vinasun và Mai Linh là hai minh chứng rất rõ ràng cho hình thức cạnh tranh. Cùng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt từ Uber và Grab, trong khi Vinansun dùng chiêu thức thấp kém, Mai Linh lại đường đường chính chính triển khai dịch vụ mới để cạnh tranh công bằng. Việc ai thắng ai thua đã rõ như ban ngày.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (14/10/2017)
  • #545332   02/05/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Việc có các đối thủ vào sẽ làm giảm doanh thu cũng như tọ sự cạnh tranh. Tuy nhiên, có cạnh tranh thì mới phát triển, việc ứng dụng công nghệ đặt xe từ grap đã giúp việc đặt xe trở nên dễ dàng, thuận lợi và tiết kiệm. Việc cản trở sự xâm nhập thị trường là không phù, không đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh.

     
    Báo quản trị |  
  • #552046   18/07/2020

    Vinasun là ông lớn trong ngành ở Việt Nam nhưng mà không chịu thay đổi theo thời thế thì cũng chết theo qui luật thôi. Grab là tương lai của hành dịch vụ vận tải hành khách, là cái mà tương lai hướng đến còn việc Vinasun không cạnh tranh lại thì chấp nhận chứ làm gì có chuyện người Việt Nam dùng hàng Việt trong lúc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #556628   31/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Rất tán thành với quan điểm này, ở đây tồn tại một số khía cạnh đủ kết luận cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể là hành vi gièm pha Doanh nghiệp theo quy định của pháp Luật cạnh tranh Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn lã phải chịu sự tổn thất rớn lớn khi Uber và sau này là Grab đồng loạt đổ bộ vào thị trường Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #573185   30/06/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1164)
    Số điểm: 8460
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Về nguyên tắc chung trong linhc vực cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước. Do đó, tùy từng trường hợp xét thấy sẽ là hành vi vi phạm.

     

     
    Báo quản trị |