Dạo gần đây một số nền tảng mạng xã hội thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" . Vậy "Chửi văn minh" là như thế nào? - Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Trend chửi văn minh là gì?
Trên một số nền tảng mạng xã hội đặc biệt là tiktok thường đăng những clip vui nhộn với những câu "Chửi văn minh" đối với người khác.
"Chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác.
Tuy nhiên đối với "Chửi văn minh" cá nhân sẽ dùng những câu chửi với ngôn từ có thể là hoa mỹ, dùng một hình ảnh khác một cách thâm thúy để nói với đối phương.
Người bị chửi cũng sẽ không biết mình đang bị làm nhục, xúc phạm nếu họ không thể hiểu được những câu nói đó.
* Tổng hợp một số câu "Chửi văn minh" đang hot trên mạng xã hội hiện nay:
1. Thiên địa đảo khai >>> Không chỗ nào chào đón.
2. Dạ dày 4 ngăn >>> Trâu bò.
3. Tôm sông thủy tức sứa biển >>> Không có não.
4. Phong lam tầm gửi >>> Vô dụng, ăn bám.
5. Ngưu đầu mã diện >>> Đầu trâu mặt ngựa.
6. Máy giặt nằm ngang >>> mất dạy ngàn năm
....
Và còn rất nhiều cầu chửi văn minh khác đang được các bạn trẻ sử dụng và đăng tải trên các trang mạng xã hội.
Dùng những câu chửi văn minh để nói người khác có được xem là xúc phạm danh dự đối với đối phương hay không?
Như đã nói thì "chửi" được hiểu là việc một cá nhân những lời lẽ, lời nói thô tục và cay độc làm nhục người khác.
Đối với trend dùng câu chửi văn minh để nói với đối phương hiện nay thì đó giống như một trò vui đối với giới trẻ khi có thể nói một câu gì đó mà đối phương không biết. Đây là việc thường xuất hiện trong những hội bạn với nhau.
Trong trường hợp này thì chưa thể xem việc dùng câu chửi văn minh với người khác là hành vi xúc phạm danh dự với đối phương được.
Tuy nhiên, trong trường hợp 02 có mâu thuẫn với nhau mà một trong hai có dùng những câu chửi văn mình để nói với đối phương thì có thể xem đây là hành vi xúc phạm danh dự của người khác. Theo đó mức xử phạt đối với cá nhân khi xúc phạm danh dự người khác như sau:
- Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
- Cá nhân dùng câu chửi văn mình để xúc phạm danh dự của người khác trên các kênh mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 105/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP).
Dùng những câu chửi để xúc phạm danh dự của người khác thì có phải bồi thường không?
Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thiệt hại của cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị khi bị người khác xúc phạm danh dự được xác định dựa trên quy định tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
(1) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm:
- Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;
- Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
- Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
(2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:
- Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
- Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
Tổng kết lại, Trend "Chửi văn minh" là một như một trò đùa về những câu nói vui trên mạng xã hội, mang tính chất giải trí.
Tuy nhiên nếu một cá nhân lợi dụng đùa này nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.