Trẻ em có được mở tài khoản ATM không?

Chủ đề   RSS   
  • #453645 16/05/2017

    Trẻ em có được mở tài khoản ATM không?

    Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa qua đã ban hành Thông tư 32/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/3/2017) để sửa đổi, bổ sung một số điều về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trên thực tế chủ yếu là Ngân hàng).

    Theo đó, sửa đổi quy định về đối tượng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

    – Cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán mà không cần phải có tài sản riêng như quy định hiện hành. Như vậy, trẻ em cũng là đối tượng được mở tài khoản.

    – Đăc biệt, trẻ em chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức cũng được mở tài khoản thanh toán cá nhân thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

    Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi khái niệm về chủ tài khoản thanh toán của tổ chức “Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản” để phù hợp với quy định tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP.

    Như vậy, quy định này đã mở rộng đối tượng hơn so với trước đây là trẻ em dưới 15 tuổi cũng được mở tài khoản thanh toán, được dùng thẻ ATM thay vì dùng tiền mặt, khác với quy định cũ là người trên 15 tuổi mới được dùng thẻ.

     
    21287 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453705   17/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Đối với trường hợp trẻ em được mở tài khoản cá nhân, nhưng việc sử dụng và quản lý nó thì sao?

    Vì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Còn đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (18/05/2017) consaunon1997 (18/05/2017)
  • #453818   18/05/2017

    thuytrang95 viết:

    Đối với trường hợp trẻ em được mở tài khoản cá nhân, nhưng việc sử dụng và quản lý nó thì sao?

    Vì theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Còn đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Mình đồng ý với ý kiến của Trang trong vấn đề này. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Nhưng nếu luật mới của NHNN đưa ra và được bạn Nga giải thích rõ thì mình cũng đồng tình với quy định mới nêu trên. Mặc dù bên cạnh những cái lợi của quy định cũng có những điều hạn chế không thể tránh khỏi.

     
    Báo quản trị |  
  • #453781   18/05/2017

    - Cảm ơn câu hỏi của ThuyTrang95. Như  bình luận của bạn theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    - Theo đó, việc sử dụng tài khoản thanh toán của trẻ chưa đủ 15 tuổi đã được cho phép tại Thông tư 32/2016/TT-NHNN này nhưng phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Việc mở rộng đối tượng dùng thẻ ATM cho trẻ em trường hợp này nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt.
     
    Tuy nhiên, trẻ em từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được sử dụng thẻ phụ (kèm với người đại diện pháp luật, thường là bố hoặc mẹ). Ngoài ra, trẻ sẽ không được dùng thẻ này để rút tiền mặt mà chỉ nhằm để thanh toán, ví dụ như tiền học (những khoản mà bố mẹ đã có thỏa thuận bằng văn bản trước tổ chức phát hành thẻ).
     
    Xu hướng này sẽ khuyến khích trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hóa, dịch vụ cho mình. Một phần giúp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt.
     
    - Về cách quản lý thẻ: Bên cạnh việc mở thẻ cho trẻ, các bậc cha mẹ nên dạy trẻ quản lý tiền bạc và cho trẻ tiền tiêu vặt bắt đầu ngay từ tuổi lên ba và họ hãy để con trẻ làm quen với ngân hàng ngay từ khi còn nhỏ, cũng như hướng dẫn kỹ cho các em về an toàn sử dụng thẻ, tư vấn cho chủ thẻ chính nhiều cách thức kiểm soát chi tiêu của thẻ phụ.
     
    Còn đối với ngân hàng để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền của trẻ em trong độ tuổi này và làm theo thoả thuận với chủ thẻ chính, các ngân hàng cần cập nhật các nội dung trong thoả thuận này lên hệ thống của ngân hàng để khi các trẻ em này sử dụng thẻ phụ để thanh toán theo nhu cầu thì việc thanh toán đó sẽ được duyệt ngay từ ban đầu là giao dịch đó có được cho phép thực hiện và thanh toán cho bên bán hay không.
     
    Các ngân hàng phải có công cụ khống chế phạm vi lẫn hạn mức sử dụng thẻ, nếu không chủ thẻ chính sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.
     
    Ngoài ra, các trẻ em thường tò mò và có thể lên các trang mạng để mua hàng, thanh toán qua mạng, thì với truờng hợp này các ngân hàng cũng cần tính đến việc kiểm soát một số trang web xấu. Ở Thái Lan, Malaysia, Philippines đã có công nghệ hạn chế người dùng truy cập vào một số trang web có nguy cơ tiêu cực cao.
    ThuyTrang95 vào bình luận cùng mình nhé.
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    hhcsvn (29/09/2017) yenhuong94 (18/05/2017) giangmoom (02/10/2017) dauphan93 (28/06/2017)
  • #453827   18/05/2017

    145pct
    145pct

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Đồng tình với chị Hương, vì mọi việc đều có 2 mặt (tích cực và hạn chế), quy định của pháp luật cũng vậy. Về vấn đề cho trẻ em được mở tài khoản ATM sẽ phần nào giúp cho các bậc phụ huynh có thể mở tiết kiệm sớm cho con (để hỗ trợ nhu cầu về việc ăn, học đại học, cao đẳng, các nhu cầu khác cho tương lai con em sau này....). Tuy nhiên, việc cha mẹ quản lý và giám sát việc con mình sử dụng thẻ cũng gặp rất nhiều rắc rối, hơn nữa nhận thức của trẻ thì cũng còn rất hạn hẹp để sử dụng...

     
    Báo quản trị |  
  • #453856   19/05/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mình có một số góp ý đối với bài viết như sau, mình thấy bạn có đề cập đến trẻ em từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 1 Luật trẻ em thì Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, bạn có sai một chút so với quy định tại Thông tư là chỉ nhắc đến "người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi", bởi trong giới hạn đó thì những đối tượng trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không phải là trẻ em. Đây là góp ý của mình bạn xem lại thử

     
    Báo quản trị |  
  • #453876   19/05/2017

    Cảm ơn góp ý của bạn. Tuy nhiên trong bài của mình không chỉ đề cập đến "trẻ em từ đủ 15 đến duới 18 tuổi" mà còn đề cập đến "trẻ em chưa đủ 15 tuổi" tại gạch đầu dòng thứ hai của bài và những dòng cuối bài ý. Như vậy, theo quy định của Luật trẻ em thì bài viết đã có cập nhập vấn đề này r nhé. Bạn xem lại giúp mình.

    Mong nhận được góp ý thêm từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #453882   19/05/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy quy định này khá hợp lý. Hiện nay có nhiều bạn học sinh cấp 3 học xa nhà với quy định này sẽ khá tiện lợi, các bạn được sử dụng thẻ ATM, mở tài khoản của chính mình thay vì là sử dụng tài khoản ATM thanh toán của ba mẹ và người thân hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (19/05/2017)
  • #453945   19/05/2017

    căn cứ theoKhoản 2 Điều 21 BLDS 2015 "Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện", như vậy, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ không được giao dịch dân sự, tức trong trường hợp này sẽ không được mở tài khoản ATM, muốn giao dịch dân sự phải thông qua người đại diện.

    Còn độ tuổi từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, theo như Khoản 3 Điều 21 BLDS 2015: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi", thì được phép mở tài khoản ATM, và phải được người đại diện đồng ý bằng cách quản lý thẻ, cho trẻ sử dugnj thẻ phụ dưới sự quản lý của người đại diện.

    trẻ từ độ tuổi 15 đến dưới 18, theo như Khoản 3 Điều 21 BLDS 2015: "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý", thì cần giới hạn phạm vi giao dịch. Và trẻ vẫn có thể mở tài khoản ATM và tự do giao dịc, không cần người đại diện đồng ý, nhưng trong phạm vi giao dịch mà luật cho phép.

       Như vậy, thiết nghĩ, quy định trên của Thông tư cần phải quy định cụ thể hơn đối tượng trẻ có độ tuổi dưới 15, để phù hợp với BLDS 2015, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp của trẻ, nhưng phải có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn giữa ngân hàng và người đại diện khi cho trẻ mở tàu khoản ATM.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tranvan3006 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (20/05/2017) KieuNga1109 (20/05/2017)
  • #459497   30/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình nghĩ quy định này là hợp lý, bởi các em cũng có các nhu cầu riêng tư cần sử dụng, trog một số trường hợp lên cấp 3 các em không sống cùng gia đình, thì đây là cách để việc chuyển tiền từ bố mẹ cho các em thuận, chư kể việc này cũng giúp cho các ông bố, bà mẹ quản lý về kinh tế cảu các em dễ dàng hơn. Và đây cũng là tiền đề để các em biết sử dụng  và quản lý tài sản của mình về sau.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trantranglong vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (30/06/2017)
  • #462924   29/07/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Đứng về một góc độ nào đó thì tôi thấy trẻ em không nên mở và sử dụng thẻ ATM để thanh toán. Vì có những giao dịch trẻ em phải cần đến người đại diện hoặc người giám hộ. Trong trường hợp sử dụng thẻ ATM để thanh toán thì chúng ta rất khó kiểm soát. ATM nên cần dùng ở một độ tuổi nào đó, ít nhất là khi người từ đủ 18 tuổi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462932   29/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy rằng quy định trẻ em được mở tài khoản ngân hàng và tự thực hiện các giao dịch cá nhân là không ổn, bởi lẽ khi các em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì các em vẫn chủ yếu sống với bố mẹ và chi tiêu do bố mẹ, quyền tự quyết về tài sản riêng của các em là không có, khi mở tài khoản mà các em thực hiện giao dịch dân sự từ đủ 15 tuổi thì vẫn được trong các trường hợp Pháp luật quy định. Tuy nhiên, quy định là thế nhưng người Việt Nam mình bố mẹ thường quản chi tiêu của con cái khoảng đến năm 17, 18 tuổi có khi còn hơn nên việc mở tài khoản từ sớm là ít.

     
    Báo quản trị |  
  • #462938   29/07/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Quy định này rất thích hợp trong thời buổi hiện đại, công nghệ số, việc mở thẻ ATM cho trẻ thì cũng không ảnh hưởng đến việc quản lý của ba mẹ đối với con cái, vì trẻ muốn thanh toán bằng thẻ thì ít nhất trong phải có tiền mới thực hiện được việc thanh toán. Thì khi đó ba mẹ sẽ giới hạn các khoản tiền có trong thẻ theo từng thời điểm.

     
    Báo quản trị |  
  • #463672   04/08/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Quy định này mình thấy cũng khá hay, các bậc cha mẹ có thể dạy con cách tiêu tiền bằng cách cho con một khoản tiền trong thẻ ATM, khi đó các con sẽ được cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng và tiêu tiền của mình, nếu xài hết nhanh thì sẽ không còn tiền, như vậy trẻ sẽ biết cách chi tiêu hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #469142   28/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Xu hướng ở nước ngoài hiện nay là khuyến khích người trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hóa, dịch vụ cho mình. Có khi trẻ chỉ 3-4 tuổi, đã biết nói rõ, đi siêu thị thì ba mẹ cũng dạy con cách cầm thẻ và thanh toán hàng hóa… Làm thẻ NH cũng không ngoại lệ nhằm giúp trẻ tạo tính tự lập. Bản thân các NH cũng rất muốn có thêm nhiều đối tượng khách hàng mở thẻ để đa dạng sản phẩm. Với trẻ em, dùng thẻ thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ có thể tránh các sự cố đáng tiếc như cướp giật, móc túi... Chính sách này cũng giúp thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt. Việc bảo mật liên quan đến thẻ, mật khẩu, mã PIN đối với trẻ em cũng cần được chú ý để phòng tránh rủi ro không đáng có. Để NH quản lý được rủi ro khi trẻ em có thể cho người khác mượn thẻ, quên mật khẩu. Việc giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ khi sử dụng thẻ NH và kiến thức về NH lúc này là cần thiết. khuyến khích trẻ em sử dụng thẻ NH sẽ dần hình thành một xu hướng thanh toán qua thẻ trong tương lai. Hằng ngày, trẻ em đi nhà sách, siêu thị… và trả tiền mua hàng bằng thẻ sẽ giúp các em quen dần với văn hóa không dùng tiền mặt. Quan trọng là cha mẹ phải quan tâm, giám sát được việc dùng tiền của con một cách hợp lý, tiết kiệm. Trẻ em thường tò mò và có thể lên các trang mạng để mua hàng, thanh toán qua mạng, các NH thương mại cần tính đến việc kiểm soát một số trang web xấu.
     
    Báo quản trị |  
  • #469157   29/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình nghĩ việc để trẻ em làm thẻ ATM là không nên vì có nhiều thứ cha mẹ cũng không thể kiểm soát được con cái trong cách chi tiêu, nếu cho con cái tự quản lý tiền quá sớm thì mình nghĩ sẽ có nhiều việc không thể ngờ có thể xảy ra. Việc này nên xem xét lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #469189   29/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Việc bảo mật liên quan đến thẻ, mật khẩu và mã PIN đối với trẻ em cũng cần được chú trọng để phòng rủi ro không đáng có. Cái khó là gia đình và Ngân hàng phải kiểm soát được rủi ro khi trẻ em có thể cho người khác mượn thẻ, quên mật khẩu. Việc giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ khi sử dụng thẻ Ngân hàng  và kiến thức về Ngân hàng  lúc này là cần thiết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #469200   29/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Hiện tại thì tại các ngân hàng, nhất là khối ngân hàng nhà nước thì đa số vẫn chỉ thấy thực hiện mở tài khoản và phát hành thẻ ATM cho các cá nhân từ 18 tuổi trở lên. Mình chưa từng thấy trường hợp mở tài khaorn cho người dưới 18 tuổi. Nhưng pháp luật quy định như vậy thì mình nghĩ chắc là có rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #469537   02/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Theo mình thì việc thẻ ATM cho trẻ em là việc nên làm, để trẻ có thể thực hiện những giao dịch phục cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng cần kiểm soát số tiền trong tài khoản của các con không nên cho nhiều tiền quá, để các con có điều kiện làm những việc không đúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #469574   02/10/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy việc nên hay không cần cân nhắc, khi nào cũng vậy mọi thứ đều có tính hai mặt, không có gì là hoàn hảo cả, nhưng nếu thấy lợi ích nhiều hơn thì sử dụng thôi rồi tìm giải pháp khắc phục những thiết sót đó; việc quy định như trên có rất nhiều thuận tiện cho các bạn học tập xa nhà, bố mẹ gửi tiền cho cứ phải gửi bưu điện, hoặc gửi xe... rất bất tiện; nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra những khó khăn trong việc kiểm soát.

     
    Báo quản trị |