Trẻ em 3 tuổi có được làm chứng ?

Chủ đề   RSS   
  • #419814 26/03/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Trẻ em 3 tuổi có được làm chứng ?

     

    Nhiều người nghĩ rằng muốn được cơ quan có thẩm quyền triêu tập đến làm chứng trong các vụ kiện thì người được triệu tập phải là người trưởng thành với nhận thức đầy đủ. Tuy nhiên, điều này có thể đã sai.

     

    Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

     

    Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

    2. Những người sau đây không được làm chứng:

    a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

    b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

     

    Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 cũng không cấm trẻ em được làm chứng , do vậy, dù là đứa trẻ 3 tuổi đi nữa,  nếu đứa trẻ đó là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hoặc tội phạm và không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.

     

    Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

     

    Khoản 3 điều 99 BLTTDS 2015: Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

     

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:56 CH Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/03/2016 04:25:05 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    22491 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #474691   15/11/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Quy định người làm chứng này không quy định độ tuổi và có thể 3 tuổi cũng được làm chứng nhưng vấn đề là có lấy lời làm chứng đấy nhưng rồi chỉ lấy cho vui nhưng ít khi dựa vào các lời làm chứng này để buộc tội. Như ở quê mình đứa trẻ 5 tuổi khai ba nó siết cổ mẹ nó chính nó thấy ba nó làm mẹ nó chết nhưng cơ quan điều tra lại cho rằng đứa trẻ quá nhỏ và không thể lấy lời khai này để buộc tội được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #474694   15/11/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mặc dù khi lấy lời khai của trẻ em dưới độ tuổi quy định trong luật phải có người đại diện hoặc người trông nom thì trẻ em cũng rất có thể bị tác động bởi các yếu tố khác làm lời khai không được chính xác. Đứa trẻ 3 - 4 tuổi nói gì nó thấy nó biết, còn đứa trẻ tầm 5  - 6 tuổi có khi nó bị tác động bởi người lớn, hăm he đe dọa thì khi đó nó có nhận thức rồi, nó cũng biết sợ và có thể làm sai lệch lời khai.

     
    Báo quản trị |  
  • #474741   15/11/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Pháp luật chỉ cấm người bào chữa của người bị buộc tội, người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. Do đó, mọi cá nhân không thuộc hai trường hợp trên đều có thể làm người làm chứng, không ngoại trừ trẻ dưới 3 tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #474753   15/11/2017

    Việc lấy lời khai của người làm chứng, sau đó việc xác thực nó có đúng hay không là cả một quá trình nữa, không chỉ khi người làm chứng nói có thì tòa sẽ tin theo như thế. Do đó, đối với trẻ em 3 tuổi mà làm chứng thì cũng không có gì là bất hopự lý cả, nếu việc xác minh lời khai đó là đúng sự thật, trẻ em thì ít nói dối nên đây cũng là một lời khai cực kỳ quan trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #474784   15/11/2017

    Mình nghĩ để giải quyết 1 vụ án thì dù là tình tiết nhỏ cũng không nên bỏ qua. Người làm chứng dù là trẻ em 3 tuổi hay là người đã thành niên thì lời khai của họ cũng chỉ là một nguồn chứng cứ chứ không phải là nguồn duy nhất để xác định sự thật của vụ án, còn nhiều tình tiết và yếu tố khác để xác định bản chất sự việc nữa. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng tin vào lời khai của trẻ thì đồng thời phải chứng minh lời khai này có căn cứ, còn nếu bác bỏ thì cũng phải nêu rõ lý do. Nhưng không thể bác bỏ lời khai ấy với nhận định là vì nhân chứng còn nhỏ tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #474792   15/11/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Trên thực tế, có nhiều trường hợp người làm chứng là trẻ em. Vì theo định nghĩa người làm chứng là người chứng kiến vụ việc xảy ra do vậy nếu người đó là trẻ em thì cũng được quyền làm chứng. Tuy nhiên, chỉ có vấn đề vì trẻ em chưa đủ nhận thức nên dễ bị tác động bởi các đối tượng khác ảnh hưởng đến tính chính xác của nội dung làm chứng. Do vậy, việc làm chứng này cần có quy trình riêng đối với trẻ em để đảm bảo được nội dung vụ việc là chính xác.

     
    Báo quản trị |  
  • #474846   15/11/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình biết có hai vụ án điển hình liên quan đến việc trẻ em dưới 6 tuổi (không có năng lực hành vi dân sự) có được làm chứng hay không.

    Một là vụ án Nguyễn Văn Đồng ở Bình Phước bị truy tố, xét xử về tội Giết người. Khi Đồng được xét xử sơ thẩm lần nhất vào tháng 8/2015, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên bố bị cáo không phạm tội. Lý do là hồ sơ buộc tội vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không đủ chứng cứ buộc tội. Trong đó, HĐXX đã không công nhận lời khai của nhân chứng trực tiếp duy nhất là cháu Thảo sinh ngày 15/7/2007 (con của nạn nhân). Tòa cho rằng thời điểm cháu Th. làm chứng chưa đủ sáu tuổi (chỉ năm tuổi sáu tháng 13 ngày), căn cứ vào Điều 21 BLDS năm 2005 thì: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”. Khi vụ án xét xử phúc thẩm thì HĐXX tòa cấp cao đã tuyên: “Cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Văn Đồng không phạm tội giết người là không có cơ sở, do vậy quyết định hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về cho VKSND tỉnh Bình Phước kiểm sát, điều tra xét xử vụ án lại từ đầu”.

    Hai là vụ án cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện ở tỉnh Bắc Giang. Dù con gái của nạn nhân (chưa đủ sáu tuổi) khẳng định đã nhìn thấy có hai tên cướp nhưng tòa án chỉ xác định có một mình Luyện thực hiện vụ cướp. Bởi ngoài lời khai của cô bé thì cơ quan điều tra không thu thập được các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh lời khai đó là đúng. Ở đây là đánh giá chứng cứ chứ tòa án không bác bỏ tư cách làm chứng của cháu bé. Đành rằng lời khai này là nguồn chứng cứ rất quan trọng nhưng vì không còn tài liệu, chứng cứ khác để tin nên “đành chịu”.

     
    Báo quản trị |  
  • #474890   15/11/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình, trẻ 3 tuổi vẫn chưa đủ nhận thức để đưa ra lời làm chứng, hơn nữa lời khai sẽ ảnh hưởng đến cả 2 bên đương sự. Nếu theo chiều hướng đúng sự thật thì tốt, nhưng nếu gây oan sai thì hệ lụy rất lớn. Lời của trẻ có thể thật nhưng không đảm bảo tính chính xác.

     
    Báo quản trị |  
  • #474930   16/11/2017

    Mặc dù không có quy định hạn chế độ tuổi của người làm chứng nhưng theo mình, trẻ em 3 tuổi có nhận thức chưa đầy đủ, việc làm chứng không đảm độ chính xác cao, trẻ em 03 tuổi khai khi này khi khác, thì sao lấy cơ sở đó mà làm chứng được?

     
    Báo quản trị |  
  • #474948   16/11/2017

    Theo mình thì vẫn có thể dựa vào lời khai nói chính xác hơn là kể chuyện của các em vì độ tuổi này tuy chưa nhận thức được nhưng thường thì các em sẽ nói thật hơn về sự việc nhìn thấy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #476756   30/11/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình nghĩ là không. Nhiều khi đứa trẻ 3 tuổi vẫn chưa nhận thức được sẽ bị lời nói của người lớn xúi giục làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan, gây khó cho những người điều tra và xét xử. Lúc điều tra khai 1 kiểu ra tòa em hứng chí em khai kiểu khác thì thôi rồi, chúng ta lại không thể xử phạt 1 đứa trẻ 3 tuổi, nên tốt nhất hãy để 1 đứa trẻ được vô tư sống đúng với lứa tuổi của nó, đừng co kéo nó vô những vấn đề ân oán tình thù của người lớn

     
    Báo quản trị |  
  • #480751   31/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Trong trường hợp đứa trẻ đó là nhân chứng duy nhất hoặc nhân chứng chứng kiến tận mắt thì những lời khai của đứa trẻ đó nhiều khi lại là manh mối để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên việc lấy lời khai, kiểm chứng lời khai đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn bởi  nhận thức của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, chưa phân biệt được thật giả đúng sai.

     
    Báo quản trị |  
  • #527711   04/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Thiết nghĩ việc để trẻ em 3 tuổi làm chứng là điều không hợp lý, vì lúc này các em còn chưa có nhận thức đầy đủ thì làm sao làm chứng được, những lời nói có thể sẽ thay đổi 180 độ khi có sự tác động. Theo luật tố tụng dân sự thì con khi lựa chon người nuôi con đủ 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến con, do đó có thể dẫn dắt sang quy định này.

     
    Báo quản trị |  
  • #528218   14/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Trẻ em 3 tuổi chưa đủ nhận thức được hành vi cũng như sự việc xảy ra.Việc đưa trẻ ra làm chứng vừa làm tăng sự nghi ngờ cũng như sự xôn xao của dư luận.Mặc dù đó là tình tiết mang tính quan trọng, quyết định của vụ án.Bên cạnh một phần trẻ em 3 tuổi chưa đủ khả năng để diễn tả các tình tiết cũng như sự việc xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #528224   15/09/2019

    Như cháu mình ba tuổi nói còn chưa sỏi không biết làm sao để làm chứng nữa :))) Nhưng cũng tùy trường hợp mà Tòa án sẽ căn cứ vào lời nói của bé để có chấp nhận làm chứng hay không, nhưng theo mình nghĩ thì đa phần Tòa không chấp nhận lời khai của đứa bé 3 tuổi để làm chứng cứ đâu. 3 tuổi thì vẫn chưa được ghi nhớ được kí ức lâu mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #541030   12/03/2020

    Trẻ em 3 tuổi thì chưa thể ra làm chứng được đó là theo quan điểm cá nhân của tôi. Trẻ quá nhỏ để có thể nhận thức được sự việc cũng như là làm chủ được hành vi lời nói của chính bản thân mình. Tuy nhiên, việc đưa trẻ 3 tuổi lên để làm chứng sẽ gây ra tranh cãi rất nhiều. Vì vậy, nên xem xét vấn đề này kỹ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #542183   29/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Theo quy định pháp luật hiện hành, không có quy định trẻ em 3 tuổi được làm chứng. Và thực tế mọi người hay nói trẻ con sẽ không biết nói dối. Tuy nhiên, lời làm chứng của một đưa bé 3 tuổi dù sao cũng cần phải xem xét vì nhận thức của trẻ chưa toàn diện và có thể đánh giá sai. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dễ bị dụ dỗ, tác động. nên thực tế, lời làm chứng của trẻ 3 tuổi sẽ không được coi là chứng cứ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552127   19/07/2020

    Trẻ em thì không nên làm chứng, theo mình nhiều khi nó còn nguy hiểm hơn cả việc suy đoán của thẩm phán. Trẻ em rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, ngoài ra còn chưa có được sự nhận thức đầy đủ về những việc đang làm nói chi là một nhóm người lớn lại đi nghe trẻ em và chấp nhận lời nói đó như một bằng chứng trước toà.

     
    Báo quản trị |  
  • #552251   19/07/2020

    Khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về người làm chứng như sau:

    “1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. 

    Những người sau đây không được làm chứng: a) Người bào chữa của người bị buộc tội; b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn…”.

    Theo quy định trên thì người dưới 18 tuổi cũng có thể xác định là người làm chứng, kể cả trẻ em, miễn là đáp ứng đủ điều kiện của người làm chứng trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em (ví dụ dưới 6 tuổi) có được xem là người làm chứng hay không còn nhiều quan điểm khác nhau. Pháp luật tố tụng hình sự quy định như vậy nhưng có ý kiến vẫn cho rằng tuy BLTTHS quy định các trường hợp không được làm chứng nhưng không có nghĩa độ tuổi nào (không thuộc trường hợp bị cấm) cũng đều có thể là người làm chứng. Bởi về nguyên tắc, một cá nhân có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia các quan hệ pháp luật thì họ phải là người có năng lực hành vi dân sự. Trong khi năng lực hành vi chỉ được pháp luật thừa nhận khi đã đạt đến một độ tuổi nhất định.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552546   23/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Theo quan điểm của mình trẻ em 3 tuổi không thể làm người làm chứng được bới trẻ em ở độ tuổi chưa hình thành được suy nghĩ nhiều, và khả năng nhận thức mới bắt đầu nên việc làm chứng rất khó, kể cả có người đại diện. Đồng thời những lới khai chưa thực sự rõ ràng nên không thể đưa vào làm chứng cứ của một vụ án. 

     
    Báo quản trị |