Tranh luận pháp lý: Khi thấy tín hiệu đèn xanh là “được đi” hay “phải đi”?

Chủ đề   RSS   
  • #520389 10/06/2019

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tranh luận pháp lý: Khi thấy tín hiệu đèn xanh là “được đi” hay “phải đi”?

    Hiện hành Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định khi gặp “tín hiệu xanh là được đi”, xét về mặt câu chữ thì khi thấy tín hiệu đèn xanh thì người tham gia giao thông có quyền đi hoặc không đi vì luật quy định “được đi” chứ không “bắt buộc phải đi”.

    đèn xanh

    Thực tế có người tham gia giao thông khi thấy tín hiệu đèn xanh mà dừng lại (không đi) thì cảnh sát giao thông cũng không thể xử phạt về hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”; mặc khác, nếu cảnh sát giao thông thấy việc không đi này gây ùn tắc giao thông thì cũng rất khó xử phạt với lý do “cản trở giao thông” vì người tham gia giao thông có thể lập luận rằng: “để đảm bảo an toàn giao thông, tránh bị cảnh sát giao thông phạt thì khi tới các nút giao thông có đèn thì tôi phải quan sát kỹ, nếu đèn xanh còn thời gian lâu thì tôi mới qua, nếu đèn xanh mà còn ít thời gian thì tôi phải đợi hết đèn vàng, đèn đỏ mới qua… và luật không bắt buộc gặp đèn xanh tôi phải đi”.

    Bởi vậy, rất mong cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 theo hướng “tín hiệu xanh là phải đi” nhằm đảm bảo phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn.

    Rất mong nhận được ý kiến góp ý từ quý anh/chị Dân Luật!

     

     
    7340 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/06/2019) enychi (10/06/2019) Badwarhorse (10/06/2019) ThanhLongLS (10/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520393   10/06/2019

    Badwarhorse
    Badwarhorse

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo Điều 4 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT thì hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có thứ tự ưu tiên cao nhất và cao hơn đèn tín hiệu. Theo khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông PHẢI chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Vì vậy, trong trường hợp đèn xanh và cảnh sát giao thông yêu cầu anh di chuyển thì anh phải di chuyển. Nếu không di chuyển anh sẽ bị xử phạt theo nghị định 46. 

    Cập nhật bởi Badwarhorse ngày 10/06/2019 11:44:24 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Badwarhorse vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019) enychi (10/06/2019) TVPL_PTSP (10/06/2019)
  • #520404   10/06/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (594)
    Số điểm: 3400
    Cảm ơn: 785
    Được cảm ơn 236 lần


    Badwarhorse viết:

    Theo Điều 4 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT thì hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có thứ tự ưu tiên cao nhất và cao hơn đèn tín hiệu. Theo khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông PHẢI chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Vì vậy, trong trường hợp đèn xanh và cảnh sát giao thông yêu cầu anh di chuyển thì anh phải di chuyển. Nếu không di chuyển anh sẽ bị xử phạt theo nghị định 46. 

    Em thấy bình luận có anh rất chính xác ạ, rõ ràng vấn đề được đi hay phải đi khi gặp đèn xanh đã được luật hóa.

     
    Báo quản trị |  
  • #520394   10/06/2019

    ptk93
    ptk93

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo em thấy thì vấn đề bắt buộc phải đi là không chính xác, vì đây là một quy định nhằm cho sự lựa chọn của người tham gia giao thông, trong trường hợp nếu người tham gia giao thông không đi theo tín hiệu đèn thì do họ có lý do riêng, ví dụ như nghe điện thoại hoặc một lý do nào đó. Nhưng khi tham gia giao thông thì nếu không có vấn đề gì nhưng lại cản trở những người khác tham gia giao thông thì là do ý thức của người tham gia giao thông, vì vậy theo em, cần nâng cao ý thức của người tham giao thông hơn là thay đổi quy định của pháp luật

    Đừng ước mơ những gì ngoài tầm với - Mây của trời thì cứ kệ nó thôi

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ptk93 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019) enychi (10/06/2019)
  • #520410   10/06/2019

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    ptk93 viết:

    Theo em thấy thì vấn đề bắt buộc phải đi là không chính xác, vì đây là một quy định nhằm cho sự lựa chọn của người tham gia giao thông, trong trường hợp nếu người tham gia giao thông không đi theo tín hiệu đèn thì do họ có lý do riêng, ví dụ như nghe điện thoại hoặc một lý do nào đó. Nhưng khi tham gia giao thông thì nếu không có vấn đề gì nhưng lại cản trở những người khác tham gia giao thông thì là do ý thức của người tham gia giao thông, vì vậy theo em, cần nâng cao ý thức của người tham giao thông hơn là thay đổi quy định của pháp luật

    Đúng là bạn có quyền lựa chọn nhưng không phải lúc nào cũng được chọn theo ý mình bạn nhé. Trong trường hợp như bạn nói, vì đang nghe điện thoại nên không đi được thì bạn sẽ bị phạt vì hành vi sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông nha bạn. Muốn nghe điện thoại thì bạn tấp hẳn vào lề nha.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #520421   10/06/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo quy định thì đèn xanh buộc phải đi, không được dừng lại, trong trường hợp người không di chuyển nếu cản trở giao thông thì sẽ bị xử phạt như sau:
     
    - Mức xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
     
    - Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của CSGT cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #520428   10/06/2019

    Phản hồi

    Theo mình thì là "phải đi" nhé. Bởi vì là theo nguyên tắc tại khoản 1 điều 4 luật giao thông đường bộ 2008, mọi người phải có trách nhiệm thực hiện giao thông thông suốt, an toàn. Do đó, đèn xanh mà không đi là cản trở giao thông, là vi phạm pháp luật. Việc người này k đi( ví dụ như bận nghe điện thoại, xe hỏng,...) là do bảo đảm sự an toàn( an toàn cao hơn) mà phải bắt buộc mà thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #520433   10/06/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Theo mình thì luật quy định thế đã là hợp lý rồi. Bởi trên thực tế không ai mà không muốn đi khi đèn xanh bật cả. Nhỡ trong trường hợp đèn xanh bật mà có 01 vài sự cố bất đắt dĩ như hàng chở trên xe bị lệch và cần chỉnh lại chút, và mình buộc phải dừng đèn xanh 1 chút để chỉnh cho ngay ngắn không những vì an toàn cho người chở mà còn an toàn cho người tham gia giao thông cùng. Như trường hợp như mình ví dụ thì nếu luật quy định "phải đi" thì người này bị phạt là không đáng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #520848   15/06/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Xét về từ ngữ thì trong Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng như quy chuẩn 41:2016/BGTVT về biển báo đều nói rằng là “được đi” hay “cho phép đi” thì ở đây là quyền có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên, trong quy định về xử phạt giao thông thì trường hợp không chấp hành đèn tín giao thông thì sẽ bị xử phạt. Trong trường đèn xanh mà bạn không đi thì là cản trở giao thông rồi, vậy nên mặc dù nói là được đi nhưng phải hiểu là bắt buộc thực hiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #521896   27/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việc xử phạt hay không có lẽ nên nói rõ ràng hơn trong tình huống "không đi" thế nào. Nếu bạn dừng đèn đỏ ngay giữa đường, lúc đèn xanh vẫn đứng ì đó không đi (không bị các lý do như xe hư, có trục trặc gì đó), nếu gây ách tắc giao thông thì cũng nên bị xử phạt như thường. Còn nếu bạn dừng đèn đỏ bên mép đường, lúc đèn xanh bạn không muốn đi cũng không sao cả, miễn là không làm ảnh hưởng đến lưu thông của người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #537902   30/01/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo quan điểm của tôi thì đèn xanh là quyền nên được đi là phù hợp, trường hợp người tham gia giao thông cố tình dừng đèn xanh mà gây cản trở giao thông thì sẽ xử lý hành vi gây cản trở giao thông. Nếu trường hợp quy định đèn xanh phải đi thì thiết nghĩ không phù hợp với thực tiễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #538123   31/01/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    cực kỳ đồng ý với quan điểm của bạn. Nếu hành vi không di chuyển khi đèn xanh mà lại bị xử phạt theo lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thì thực sự là rất vô lý. Theo mình hành vi này nếu bị xử phạt thì chỉ khi nào gây ra sự cản trở giao thông làm tắc đường hay gì thôi.

     
    Báo quản trị |