Đối với trường hợp của bạn, mình sẽ phân tích dựa trên kiến thức mình hiểu và đống góp cho bạn như sau:
- Thứ nhất, căn cứ tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012, đối chiếu với trường hợp của bạn, người lao động đã làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 03 năm, tuy nhiên khi đến ngày 01/01/2015 đã hết hạn hợp đồng mà phía công ty không có ý kiến gì và vẫn để người lao động làm việc ở công ty thì hợp đồng lao động giữa người đó với công ty trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, việc công ty thông báo là “không tiếp tục ký hợp đồng lao động” nữa là không phù hợp với quy định của pháp luật,
- Thứ hai, việc chấm dứt HĐLĐ với người lao động với lý do “đánh giá không đạt yêu cầu” cần đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bên cạnh đó, bảng đánh giá cần đảm bảo đủ các điều kiện đúng pháp luật (VD: có nhận xét của tổ chức đại diện công đoàn cơ sở hoặc nếu không có tổ chức công đoàn cơ sở thì có ý kiến của đại diện tập thể người lao động). Nhằm đảm bảo tính khách quan và quyền lợi người lao động được bảo vệ.
- Thứ ba, việc chấm dứt HĐLĐ với người lao động lúc này sẽ thuộc loại HĐLĐ không xác định thời hạn. Do đó, việc đơn phương chấm dứt của công ty bạn sẽ tuân thủ các điều kiện tại Đều 38 BLLĐ, nếu không đảm bảo các điều kiện đó thì việc chấm dứt HĐLĐ với người lao động sẽ là đơn phương chấm dứt trái pháp luật và về thời hạn báo trước đối với loại HĐLĐ không các định thời hạn
“ 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
-
Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
- Thứ tư, về việc bồi thường đối với hành vi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2012, trường hợp công ty bạn mà đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, thì sẽ bồi thường khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, nếu vi phạm số ngày báo trước, còn phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người đó trong những ngày không được báo trước theo quy định luật.
- Thứ năm, về thời hiệu khởi kiện, căn cứ tại khoản 2 Điều 202 Quy định về thời hiện khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết: “2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”. Điều luật đã quy định hướng mở cho người lao động (đối với những người có hạn chế về sự hiểu biết pháp luật) đó là xác định kể từ ngày người lao động phát hiện ra quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Như vây, sẽ có hai trường hợp:
Trường hợp 1, nếu người đó chứng minh được đến thời điểm hiện nay mới biết được việc chấm dứt HĐLĐ của công ty với mình là trái pháp luật, thì sẽ có căn cứ về thời hiệu khởi kiện.
Trường hợp 2, nếu như người đó đã biết từ trước đó, mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày biết hành vi đó là trái pháp luật nhưng không có ý kiến thì thời hiệu khởi kiện đã hết và không có quyền khởi kiện.
Trên đây là ý kiến của mình, mong sẽ giúp được cho bạn.
Cập nhật bởi Hangnhimd9 ngày 28/03/2018 09:35:30 SA