Việc cho người khác vay tiền được xác định như một giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Khi bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh người vay tiền của bạn đã vi phạm nghĩa vụ phải trả đủ tiền, thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người vay tiền phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho bạn theo quy định
Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bạn có thể gửi đơn khởi kiện đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện quận nơi bị đơn (là người đã vay tiền) cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.
Vì vậy, việc vay tiền hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc vay mượn có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. Thế nhưng, nếu xảy ra tranh chấp, khi tòa án thụ lý, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” vẫn được ưu tiên.
Bởi vậy, người cho vay phải bằng mọi cách chứng minh được việc cho vay như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác...Tất cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.
Trong trường hợp người anh vay tiền của bạn và không trả được, bạn có thể làm đơn trình báo cơ quan công an về sự việc nêu trên. Nếu có đơn tố cáo, cơ quan công an sẽ vào cuộc và xem xét bản chất vụ việc, nếu có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sẽ khởi tố vụ án. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Cập nhật bởi toanvv ngày 17/12/2018 01:11:30 CH
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.