Tranh chấp lao động

Chủ đề   RSS   
  • #10950 28/07/2008

    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp lao động

    Tha thiết đề nghị LS Đặng Thanh Liêm và công đồng Lawsoft giúp đỡ
    Xin chào luật sư và cộng đồng LawSoft!

    Tôi chuẩn bị tranh tụng tại toà trong vụ án tranh chấp lao động có một phần liên quan đến vấn đề cử đi đào tạo tại nước ngoài, mặc dù cá nhân có những luận cứ tranh tụng xong tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự trợ giúp bổ sung các quan điểm khác của của luật sư và các thành viên tham gia diễn đàn. Vụ án có những tình tiết chính liên quan được tóm tắt như sau:

    Tôi được công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam tuyển dụng và cho đi đào tạo ngay khi trúng tuyển cùng với một vài nhân viên khác tại công ty "mẹ" có trụ sở tại nước ngoài với mục đích làm cán bộ nguồn triển khai công việc tại Việt Nam khi kết thúc đợt đào tạo. Tất cả các thủ tục, thoả thuận do công ty tại Việt Nam đã thống nhất cụ thể tại các buổi làm việc và sau đó công ty yêu cầu chúng tôi ký trước vào một bản hợp đồng đào tạo ngắn hạn có nội dung như thoả thuận với thông báo là sẽ trả lại chúng tôi một bản ngay khi tới nơi đào tạo (sau này không thực hiện việc trả lại một bản cho chúng tôi). Một trong những điều khoản đáng chú ý trong hợp đồng là 50% lương chúng tôi được trả ngay tại nơi đào tạo, số còn lại trả tại công ty ở Việt Nam ngay sau khi kết thúc đào tạo. Bên cạnh đó còn có điều khoản nêu rõ " những điều khoản không được ghi trong hợp đồng sẽ được điều chỉnh bằng luật và các quy định của công ty" ; Tôi cũng được biết trong điều lệ của công ty nêu rõ công ty tại Việt Nam là do công ty "mẹ" tại nước ngoài lập nên và ông giám đốc tại công ty ở Việt Nam này là người quản lý lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về các hoạt động của công ty tại Việt Nam. Trong quá trình khoá đào tạo chưa kết thúc công ty ở Việt Nam cũng ký bổ sung với chúng tôi một hợp đồng lao động theo mẫu chung của bộ lao động có thể hiện mức lương nhưng thời gian này chúng tôi không hưởng lương theo hợp đồng đó vì đây chỉ là động tác tránh các vi phạm quy định của Việt Nam. Khi chúng tôi kết thúc khoá đào tạo và về làm việc tại Việt Nam trong thời gian dài  công ty cứ "lờ" đi cho đến tận giờ không thanh toán 50% lương đi đào tạo còn lại còn nợ mặc dù đã có đề nghị. Nay có tranh chấp xảy ra, phía công ty thoái thác là không chịu trách nhịêm vì chúng tôi không xuất trình được hợp đồng, quyết định cử đi đào tạo, và hợp đồng có ký thì trong hợp đồng thể hiện người đại diện sử dụng lao động và ký hợp đồng là giám đốc của công ty "mẹ" nên chúng tôi phải đi mà đòi công ty me.
    Quan điểm tranh tụng của tôi là: Phía công ty không thể thoái thác trách nhiệm vì chính giám đốc là người tuyển dụng lao động, đón chúng tôi tại sân bay và đưa về bàn giao cho các nhân sự tại nơi chúng tôi được đào tạo; Công ty là người xin cấp visa cho chúng tôi và trên visa diện đào tạo ngắn hạn đã thể hiện rõ địa điểm chúng tôi được đào tạo là công ty "mẹ", bên cạnh đó quy định của điều kiện được cấp visa đào tạo là hồ sơ phải có tài liệu thể hiện bên cử đi đào tạo và bên mời đi đào tạo cùng hợp đồng đào tạo với người lao động... vì vậy phải có quan hệ lao động trong vấn đề đào tạo giữa tôi và công ty cho dù công ty cố tình không trả chúng tôi bản hợp đồng; Công ty cũng không thể thoái thác trách nhiệm khi nói rằng chúng tôi đi tìm công ty "mẹ" mà đòi ( trường hợp công ty xuất trình bản hợp đồng do cho rằng trong hợp đồng thể hiện đại diện ký hợp đồng là nhân sự bên công ty mẹ) vì hợp đồng còn ghi rõ những điều không thể hiện trong hợp đồng sẽ điều chỉnh theo luật và quy định của công ty mà trong điều lệ của công ty đã quy định ông giám đốc của công ty ở Việt Nam là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về quản lý lao động làm việc cho công ty tại Việt Nam và đại diện pháp luật trước toà án Việt Nam khi có tranh chấp xẩy ra; Mặt khác nếu công ty tại Việt Nam nói rằng không liên quan tới việc đưa đi đào tạo thì tại sao trong quá trình khoá đào tạo chưa kết thúc công ty đã ký hợp đồng bổ xung mà không trả lương chúng tôi theo hợp đồng này trong những ngày tồn tại song song hai hợp đồng. Tất các yếu tố liên quan tôi đều có nhân sự tham gia cùng đợt đào tạo làm chứng về các tình tiết: Tuyển dụng, mẫu hợp đồng đã ký, mức tiền lương và các thoả thuận khác...

    Trên đây là tình huống hiện thực tôi sẽ phải tranh tụng trước toà, đặc biệt là với một tập đoàn nước ngoài luôn thách thức, ngạo mạn và coi thường người lao động Việt Nam. Rất mong luật sư và cộng đồng LawSoft đưa ra các bổ sung cho các luận cứ của tôi khi bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi tới luật sư và toàn thể diễn đàn những lời chúc tốt đẹp nhất.

    Trân trọng
    ............................................
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:21:54 PM
     
    40225 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #33250   19/08/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Không giao hợp đồng lao động- xử lý thế nào?

    Nếu người sử dụng lao động không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký, thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng về hành vi này.
    Để sớm được giải quyết, bạn nên nhờ đến Công đoàn để can thiệp hoặc liên hệ Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện để được giải quyết tranh chấp.
     
    Báo quản trị |  
  • #33251   19/08/2008

    kimhoa80
    kimhoa80

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn anh ducbao! 
    Tôi muốn hỏi thêm một chút nữa. Vì công ty tôi không có công đoàn, phòng LĐTB & XH thì là người nhà của doanh nghiệp ( doanh nghiệp đã nói vậy) nên tôi muốn đưa thẳng sai phạm này ra toà án giải quyết có được không.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #33252   19/08/2008

    lamnguyen678
    lamnguyen678

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 3410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Tòa án giải quyết?

    Bạn ko nên nghĩ rằng "Phòng LĐTB & XH thì là người nhà của doanh nghiệp" như người phía Cty nói! Dĩ nhiên, bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa.
     
    Báo quản trị |  
  • #33409   05/09/2008

    tuantmyb
    tuantmyb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trợ cấp thôi việc, tiền lương ngày nghỉ, bảo hiểm xã hội, thời hạn bảo trước

    Tôi có làm việc cho 1 công ty từ 09/2006. Sau 2 tháng thử việc, tôi ký hợp đồng với công ty, thời hạn HĐ từ 09/2006-12/2007. Hết thời gian đấy, công ty gia hạn hợp đồng cho tôi 1 năm, nhưng tôi chưa nhận được HĐ mới.
    Ngày 31/01/2008 tôi viết đơn xin nghỉ việc, theo quy định của công ty tôi phải báo trước 45 ngày.
    Ngày 15/02/2008 công ty cho tôi xin nghỉ việc và chỉ trả lương 1/2 tiền lương tháng 2. Tôi muốn hỏi điều này công ty làm thế có đúng không?
    Tôi có đòi trợ cấp thôi việc và tiền lương những ngày tôi chưa được nghỉ hết phép nhưng công ty không thanh toán. Công ty có trả lời bằng văn bản là không thanh toán tiền đó cho tôi.
    Hiện tại tôi có đưa sự việc trên ra tòa án, tôi có yêu cầu công ty thanh toán:
    -Theo nghị định: 44-2003-NĐ-CP, thời gian tôi làm việc là 18 tháng nên tôi được 1 tháng lương
    -Theo công văn 45_ATLD-CSQP, bên cơ quan tôi 1 năm được nghỉ phép 12 ngày, tôi còn 5 ngày phép năm 2007, tôi có làm việc đến tháng 2 năm 2008 nên có thêm 2 ngày phép. Vậy công ty cần thanh toán cho tôi 7 ngày phép * 300% vì công ty không bố trí ngày phép nhưng vẫn bắt nhân viên đi làm bình thường.

    Đề nghị luật gia xem xét xem tôi yêu cầu có đúng không? và việc công ty cho tôi nghỉ việc như trên có đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #33410   07/09/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Bạn xem lại kỹ nhé:
    Thời gian Bạn làm việc là từ 9/2006 đến 15/2/2008 = 1 năm, 5 tháng 15 ngày. Theo Nghị định 44/2003/NĐ-CP, dưới 6 tháng thì tính bằng 6 tháng.  Suy ra, bạn có 1,5 năm làm việc.
    Trợ cấp thôi việc = 0,5 lương * 1,5 năm = 6,5 lương.
    Về chế độ phép năm: bạn còn 5 ngày phép năm 2007 thường thì phép năm nào hưởng năm đó, chỉ khi cty bạn cho phép nghỉ gộp thì bạn mới có quyền cộng số ngày phép của năm cũ chưa nghỉ.
    Theo khoản 3 điều 76 BLLĐ, Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. (=100% chứ không phải 300%)
    Theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, số ngày báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ là ngày làm việc, giả sử công ty mỗi tuần có 1 ngày nghỉ, thì từ ngày 31/01/2008 đến ngày 15/02/2008 là chưa đủ 45 ngày. Việc cho nghỉ sớm hơn hạn định nếu không đồng ý bạn cần phải trao đổi lại ngay lúc đó, có quyền vẫn đi làm và hưởng lương đúng 45 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và trong thời gian này bạn còn có quyền từ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Còn nếu bạn chấp nhận nghỉ thì coi như không có vi phạm gì ở đây.
     
    Báo quản trị |  
  • #33411   14/09/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Xin chào bạn!

    Theo quy định tại khoản 4- Điều 4- NĐ 44/2003/NĐ-CP thì sau khi hết hợp đồng lao động mà công ty không ký với bạn một hợp đồng lao động mới .Vậy sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn HĐLĐ cũ, HĐLĐ đã giao kết sẽ trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn, nên theo khoản 3- Điều 37-BLLĐ người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.Như vậy, công ty bạn quy định như thế là đúng.

    Theo quy định tại mục 3- phần III- TT 21/2003/TT-BLĐTBXH thì công thức tính trợ cấp thôi việc là:

    Tiền tr cp thôi vic            =          Tng thi gian làm vic ti doanh nghip    x          Tin lương làm căn cứ tính tr cp thôi vic x          1/2

    - Tổng thi gian làm vic ti doanh nghiệp là s năm người lao động làm vic ti doanh nghip được làm tròn. của bạn là 1 năm 6 tháng làm tròn là 2 năm( tính cả 2 tháng thử việc)

    - Tiền lương làm căn cứ tính tr cp thôi vic là tin lương bình quân của 6 tháng lin k trước khi chm dt hp đồng lao động, bao gm tin lương cấp bc, chc v và ph cp khu vc, ph cp chc v (nếu có) .

    Bạn làm việc đến tháng 2 thì theo quy định tại mục 4- phần II- TT 07-LĐTBXH/TT ngày 11/4/1995 số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương là:

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 57.35pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="76" rowspan="2">

    Số ngày nghỉ hàng hưởng lương

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 20.05pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="27" rowspan="2">

    =

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 87.2pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="116">

    Số ngày nghỉ tiêu chuẩn(12; 14 hoặc 16 ngày)

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 25.7pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="34">

    +

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 80.2pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: windowtext 1pt solid; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="107">

    Số ngày nghỉ tăng thêm  theo thâm niên

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 18.8pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="25" rowspan="2">

    x

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 77pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="103" rowspan="2">

    Số tháng đã làm việc  năm được trong năm

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 193.1pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="257" colspan="3">

    12

    Vậy số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương của bạn là: (12+0)*1.5/12=1.5, làm tròn là 2 ngày cộng với 5 ngày bạn chưa nghỉ trong năm 2007.Như vậy, công ty phải thanh toán cho bạn tiền trợ cấp thôi việc và lương của 7 ngày nghỉ phép mà bạn chưa hưởng, tính theo lương thực tế  giờ(ngày) bạn được hưởng, không *300%

    Theo quy định tại khoản 2- Điều 166-BLLĐ bạn nộp đơn khởi kiện ra tòa án là đúng vì đối với tranh chấp về vấn đề trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ thì không bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở
     
    Báo quản trị |  
  • #33133   01/08/2008

    kieuthu82
    kieuthu82

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải là tranh chấp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong trường hợp chậm trả lương cho người lao động?

    Xin chào Luật sư
    Tôi muốn LS tư vấn phân biệt trường hợp sau: Công ty không thực hiện việc chi trả lương theo đúng trong thời hạn ghi trong hợp đồng thì khi tranh chấp có được coi là tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp không? vì việc thanh toán chậm này cũng gay thiệt hại.

    Tôi xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #33134   02/08/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Tranh chấp hợp đồng lao động

    Về nguyên tắc nếu có thiệt hại phát sinh thì người bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh. Trường hợp này thường áp dụng chế tài bằng cách buộc người sử dụng lao động trả lãi cho khoản chậm thanh toán.
     
    Báo quản trị |  
  • #33135   03/08/2008

    Dieuly
    Dieuly

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định thời hiệu khởi kiện nợ lương có yếu tố đi làm việc tại nước ngoài.

    Cảm ơn bạn rất nhiều và tôi cũng xin hỏi thêm một ý nữa có liên quan mật thiết đến giải thích bạn đã giúp tôi.

    Như bạn giải thích thì nợ lương cũng là trường hợp tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp  (để chứng minh thiệt hại thì đơn giản là người lao động không được trả đúng hạn nên đương nhiên không có khoản tiền đó để họ sử dụng vào chi tiêu hoặc gửi tiết kiệm... vì vậy để làm được việc đó họ phải đi vay hoặc hoãn các dự định đó nên cũng có thể gọi là thiệt hại).Vậy trong trường hợp này, tôi có thể áp dụng thời hiệu khởi kiện theo khoản 3 điều 167 không ạ ( liên quan đến điều 166)? Vì công ty nợ lương trong hợp đồng cử tôi đi đào tạo ở nước ngoài.

    Điểm đ khoản 2 điều 166 BLLĐ " Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng"

    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #14282   26/08/2008

    HoangManhHung76
    HoangManhHung76

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục hoà giải cơ sở là gì? Cơ quan nào thực hiện công việc này?

    Xin cho biết, hiện tại tôi đang sống và đăng ký tạm trú tại Quận Cầu Giấy, tôi muốn hoàn thành thủ tục hoà giải tại cơ sở(về việc tranh chấp quyền lợi lao động của tôi với 1 công ty) thì tôi phải đến làm việc tại cơ quan nào, thủ tục cho cá nhân là gì?

    Chân thành cảm ơn !

    Hoàng Mạnh Hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #14283   26/08/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục hoà giải cơ sở

    Thủ tục hoà giải cơ sở là một trong các trình tự để giải quyết tranh chấp về lao động.
        Theo quy định tại Chương XIV mục I điều 163 của Bộ luật Lao động có quy định về Hội đồng hoà giải cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 người lao động trở lên. 
        Như vậy bạn phải gặp Hội đồng hoà giải cơ sở của công ty nơi bạn làm để giải quyết tranh chấp theo quy đinh tại điều 164 của Bộ luật Lao động. Nếu hoà giải không thành thì mới ra Toà án nhân dân cấp huyện để giải quyết.
     
    Báo quản trị |  
  • #33967   13/11/2008

    quynhquynh1986
    quynhquynh1986

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục để khởi kiện Cty chi trả lương không đúng quy định của Pháp luật

    Cho em hỏi thủ tục để khởi kiện Cty ra Toà vì chi trả lương ko đúng quy định của Pháp luật? chúng em đã đình công rồi mà hoà giải không thành (2 lần)
    Chúng em ko biết phải làm những thủ tục gì thì mới khởi kiện ra toà được.
    Xin các anh tư vấn giúp (em chỉ cần biết các thủ tục thôi ạ)
     
    Báo quản trị |  
  • #33968   12/11/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    "Thủ tục để khởi kiện Cty chi trả lương không đúng quy định của Pháp luật" ?

        Theo như bạn trình bày thì công ty “chi trả lương ko đúng quy định của pháp luật” nên tôi tạm xem đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền (là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm). Khi đó, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
        - Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (được thành lập tại doanh nghiệp) hoặc hoà giải viên lao động (do Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện cử)
        - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
        - Toà án nhân dân.
        Việc lựa chọn Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp do tập thể lao động và người sử dụng lao động quyết định. Theo như bạn nêu thì các bên đã hòa giải nhưng không thành vậy thì tập thể lao động cần làm đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết (kèm Biên bản hòa giải không thành và các chứng cứ có liên quan để chứng minh sự vi phạm của DN và yêu cầu của người lao động là có cơ sở pháp lý). Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết. Nếu Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc đã hết thời hạn 05 ngày làm mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (làm đơn khởi kiện).
        Ngoài ra, bạn cần lưu ý là khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia. Và việc đình công chỉ được coi là hợp pháp khi tuân thủ trình tự thủ tục nhất định theo quy định pháp luật, nếu đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì những người tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
        (Cơ sở pháp lý: các điều thuộc Chương XIV Bộ luật Lao động)

     
    Báo quản trị |  
  • #33973   17/11/2008

    phuonghongta
    phuonghongta

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    HỎI VỀ VIỆC NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐUỔI VIỆC TRÁI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Xin chào diễn đàn, chúng tôi là tập thể công nhân của công ty có vốn đầu tư của Nhật bản ở khu chế xuất kinh trung 2 có câu hỏi như sau:
    - Chúng tôi làm việc cho công ty của Nhật bản, vị trí công nhân, không hiểu vì lý do gì mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chúng tôi trứơc thời hạn mà không báo trước thời gian như luật lao động. (Xin nói thêm là chúng tôi không bị vi pham qui chế hay làm trái qui định công ty). Khi nhân sự mời lên làm việc thì chỉ nói công ty không có việc nên đuổi bớt nhân viên, và chỉ trả chochúng  tôi có 1 tháng lương nói đây là tiền thôi việc và những ngày công làm trong tháng đó. Ngoài ra không được hưởng các khoản nào khác.
    Vậy chúng tôi hỏi công ty làm như vậy có đúng không, và chúng tôi phải làm sao để đòi được quỳên lợi của mình. trong khi hợp đồng lao động của chúng tôi còn 6 tháng( hợp đồng được ký 1 năm).
    Chúng tôi có thể khởi kiện công ty ra tòa án được không, trình tự và thủ tục như thế nào.
    Rất mong diễn đàn tư vấn dùm chúng tôi, chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #33974   10/11/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Chào bạn,
    Theo quy định tại Điều 38 Bô luật lao động thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:

    a.       Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

    b.      Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
    c.       Người lao động làm theo hơp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền
    d.      Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
    Và khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    a.       Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    b.      Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c.       Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
    Như vậy với trường hợp của bạn thì Công ty của bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Và trong trường hơp này thì họ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng lương và phụ cấp lương.
    Hơn nữa công ty còn phải bồi bồi thường người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương người lao động trong những ngày không báo trước.
    Nếu công ty không giải quyết theo đúng quy định của Pháp luật thì bạn có thể yêu cầu hội đồng hoà giải lao đông cơ sở để giải quyết. Trường hợp hội đồng hoà giải không thành thì có thể yêu cầu toà án nhân dân giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #34034   24/11/2008

    nguyenngocla
    nguyenngocla

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không đóng BHXH cho người lao động khi đang làm vệc và không trả thưởng sau khi người lao động nghỉ việc.

    Chào các anh chị!
    Em mong nhận được sự tư vấn của các anh chị giúp em:

    1. Em ký hơp đồng lao động với công ty TNHH A từ tháng 12/2003 den thang 6/2008 do lý do cá nhân em xin nghỉ việc tại công ty, trước khi nghỉ việc em đã có thời gian là 15 ngày để hoàn tất công việc cũng như bàn giao và hoàn thàng nốt công việc theo quy định cuả công ty. trong thời gian làm việc tại công ty không đóng BHXH cho đến Ngày 12/10/2005, Công ty có kí hợp đồng mua gói bảo hiểm nhân thọ có hoàn phí cao cấp của hãng bảo hiểm Manulife. ( HĐ số: 281050090-8 ) với tên người được bảo hiểm là em và Ngày đáo hạn của hợp đồng là 12/10/2010 ( 5 năm ). Khi kí hợp đồng này, Công ty có thông báo cho em biết đây là chế độ đãi ngộ của Công ty dành cho em với điều kiện em làm việc cho Công ty trong suốt thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (đến hết ngày 12/10/2010 ). Tháng 6 năm 2008, theo dự định chủ quan của cá nhân, em đã có đơn xin nghỉ việc, đề nghị với Công ty được chấm dứt Hợp đồng lao động và công ty sẽ trả thành tiền bảo hiểm XH nhưng tính từ tháng 5/2006 vậy như thế có đúng luật không ạ?
    2. Trứơc khi nghỉ việc quỹ thưởng cuả em còn lại là >6triệu và công ty có quy định là khi khách hàng trả tiền nhân viên sẽ được truy lĩnh và rất nhiều người đã được giaỉ quyết như vậy tuy nhiên đến trường hợp cuả em công ty tuyên bố không thanh toán khoản thưởng này mặc dù khách hàng đã thanh toán. Vậy em muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp em
    Rất mong nhận được sự góp ý cuả các anh chị
     
    Báo quản trị |  
  • #34035   19/11/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Chế độ cho người lao động

    Chào bạn,
    Đối với trường hợp của bạn, mình có một số ý kiến sau:

      1. Đối với vấn đề bảo hiểm xã hội. Trước hết theo tôi thì việc công ty của bạn không tham gia đóng BHXH cho người lao động như vậy là sai và trái với quy định của Pháp luật. Đáng nhẽ bạn nên đề nghị với công ty phải tham gia đóng BHXH cho người lao động ngay từ khi bạn vào làm việc tại công ty. Việc công ty mua Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm tự nguyện do người lao động và người sử dụng lao động tự thoả thuận thì không liên quan đến BHXH. Do đó trong trường hợp này tốt nhất bạn nên thương lượng với công ty để giải quyết. Nếu trong trường hợp công ty của bạn đã quy định việc đóng BHXH trong nội quy quy chế của công ty hoặc Hợp đồng lao động thì bạn phải yêu cầu công ty tri trả theo đúng quy định.
      2. Đối với quy định về tiền thưởng tại công ty của bạn. Trước hết tôi muốn hỏi là quy định về thưởng này có Quyết định bằng văn bản cụ thể hay có được đưa vào nội dung Nội quy công ty hay hợp đông lao động không? Nếu có thì vấn đề này bạn nên đề nghị công ty giải quyết theo đúng các quy định đã đưa ra.

    Chúc bạn may mắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #34666   17/01/2009

    thanh_hao
    thanh_hao

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty giải quyết đúng theo luật lao động không?

    Tôi có người bạn hiện đang làm việc cho doanh nghiệp nư ớc ngoài, do cty có thay đổi về nhân sự, ban giám đốc mới quyết định chuyển bộ phận của bạn tôi . Xin hỏi công ty tự ý chuyển bộ phận của cô ấy mà không có lí do chính đáng (người lao động không vi phạm kỷ luật), khi cô ấy  không chấp nhận vịêc chuyển bộ phận và bị cty xử lí bằng cách bị bắt ngồi ở phòng bảo vệ, không được tự do đi lại trong giờ làm việc, như vậy đúng hay sai? khi cô  ấy bị bệnh cty cũng không cho phép vào phòng y tế nghĩ ngơi, cô ấy nằm trong căn-tin ngay lập tức bị cty chụp hình và cho thôi việc vời lí do "ngủ trong giờ làm việc". Xin hỏi trường hợp này cty giải quyết như vậy có đúng hay không? trường hợp bạn tôi như vậy có đưcợ bồi thường hợp đồng hay không? cách tính bồi thường hđ 1 năm như thế nào? cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #34667   17/01/2009

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Chào bạn,

    Theo quy định tại điều 34 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác nhưng không quá 60 ngày trong 1 năm. Và Khi tam thời chuyển người lao động thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

    Việc công ty cho thôi việc vì lý do “ngủ trong giờ làm việc” cũng là trái pháp luật. Vì công ty chỉ có thể sa thải người lao động trong các trường hợp sau:

    -          Người lao động có hành vi trôm cắp, tham ô, tiết lộ bí mất kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp

    -          Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm

    -          Ngưòi lao động tự ý bỏ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

    Và việc sa thải người lao động cũng phải tuân thủ theo trình tự chặt chẽ.

    Nếu trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái PL thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản tiền lương trong những ngày người lao động không làm việc cộng với ít nhất 2 tháng lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #34714   19/02/2009

    thuhong2013
    thuhong2013

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp lao động

    Em công tác ở cơ quan từ tháng 05/2003 đến nay, mỗi năm đều có ký 01 hợp đồng lao động (đã qua 02 đời thủ trưởng), năm 2008 có ký hợp đồng lao đồng từ 1/1/2008 đến 31/12/2008 nhưng khi thủ trưởng mới về lại ký thêm một hợp đồng lao động nữa bắt đầu từ tháng 06/2008 đến tháng 31/12/2008 với lý do là tăng lương ( em là lao động hợp đồng chưa vào biên chế). Khi đền 28/12/2008 họp cơ qaun thông báo là cắt hợp đồng lao động kêu em ban giao công việc (nhiệm vụ của em ở cơ quan là văn thư lưu trữ, văn phòng, tổng hợp báo cáo, thủ quỹ cơ quan) chỉ thông báo như vậy là coi như nghỉ việc không chế độ gì cả, thậm chí không có thông báo thôi việc cón Bảo hiểm xã hội em đóng từ 5/2003 đến giờ chưa nghe nói gì cả....(đây chỉ là ý của đ/c thủ trưởng không họp BCH công đoàn cơ quan) Em không vi phạm gì về nhiệm vụ thủ quỹ, sai không hoàn thành nhiệm vụ gì cả. Khi em hỏi thì thủ trưởng nói là chỉ ký hợp đồng 6 tháng nên khi đuổi việc không cần phải thông báo trước theo luật lao động, nhưng em đã công tác ở cơ quan từ 5/2003 đến nay còn đ/c tử trưởng chỉ về cơ quan được 06 tháng (em đang là đảng viên dự bị được kết nạp từ tháng 06/2008; vừa mới hoàn thành khóa học trung cấp hành chính được cơ quan đào tạo), bạy giờ em vẫn chưa có việc làm vì bị đuổi hoàn toàn bất ngờ). Cho em hỏi trong một năm được ký tới 2 hợp đồng lao động lao động phải không, thủ trưởng em đuổi việc như vậy là đúng hay sai?

     
    Báo quản trị |