Chào bạn,
Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 qui định hai bên phải có thoả thuận tính lãi thì bên vay mới phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả, Luật chỉ qui định "nếu có thoả thuận" chứ không qui định "nếu có thoả thuận trong hợp đồng" cho nên phải hiểu đúng tinh thần luật là sự thoả thuận này có từ lúc ký kết và thể hiện luôn trong Hợp đồng cũng được mà sau khi xảy ra việc chậm trả rồi hai bên mới thoả thuận cũng được, vì vậy hiểu "chỉ khi trong hợp đồng có ghi rõ ...." như bạn là chưa hoàn toàn đúng theo tinh thần Luật của căn cứ pháp luật này.
Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 qui định cứ chậm trả là bên vay phải trả lãi dù không có thoả thuận bên vay phải trả lãi nếu chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác (thoả thuận bên vay không phải trả lãi khi chậm trả nợ chẳng hạn và thoả thuận này có thể ghi trong Hợp đồng, cũng có thể thoả thuận sau khi đã xảy ra việc chậm trả) hoặc có qui định khác (tức khi có Luật nào đó có qui định khác với qui định tại Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì áp dụng theo qui định khác đó).
Tóm lại, theo Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 thì phải có thoả thuận trả lãi mới được yêu cầu đòi lãi đối với nợ chậm trả, còn theo Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì không có thoả thuận trả lãi vẫn có quyền yêu cầu đòi lãi đối với nợ chậm trả (trừ khi có thoả thuận khác hoặc có qui định khác)
Trân trọng.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM