Tranh chấp đất đai + nhà ở liên quan đến việc góp vốn quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #101035 07/05/2011

    tuannhuong

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp đất đai + nhà ở liên quan đến việc góp vốn quyền sử dụng đất

    Tôi với người bạn có cùng hợp tác với nhau làm ăn. Tôi có một mảnh đất và góp vốn là quyền sử dụng mảnh đất này. Còn bạn tôi góp tiền để xây dựng nhà trên đó, nhà trên đất được cấp giấy sở hữu là bạn tôi. Chúng tôi dự định xây xong nhà sẽ bán cả nhà và đất, lợi nhuận thì chia đôi. Nhưng gần đây chúng tôi có xích mích và bạn tôi lại muốn tôi chuyển quyền sử dụng đất cho anh ấy,  tôi muốn lấy lại quyền sử dụng đất, không chuyển quyền sử dụng đất và không lấy nhà trên đất.
     Xin luật sư tư vấn trong trường hợp này tôi có thể lấy lại đất nhưng mà không lấy nhà trên đất được không? Chân thành cảm ơn
    Cập nhật bởi tuannhuong ngày 07/05/2011 10:47:58 SA
     
    6005 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #101055   07/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Anh có thể nói rõ hơn sự thỏa thuận của ạnh với bạn anh như thế nào không?

    Tạm thời anh tham khảo các điều luật này trước( trích từ BLDS 2005)

    Điều 216. Sở hữu chung theo phần

    1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

    2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     

    Điều 223. Định đoạt tài sản chung 

    1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

    4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

     

    Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung  

    1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.


    thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    tuannhuong (07/05/2011)
  • #101071   07/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, về bản chất, đây không phải là sở hữu chung. Anh đứng tên trong giấy chứng nhận QSDĐ đối với mảnh đất, bạn anh đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với căn nhà, đây là hai loại tài sản riêng rẽ. Nhà và đất đó chỉ trở thành tài sản chung khi mà các anh xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trong đó có tên của anh và bạn anh.

    Tuy rằng, nhà và đất là hai tài sản riêng, và mỗi chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản đó theo ý mình. Nhưng căn nhà nằm trên đất của anh, việc xây nhà hoàn toàn hợp pháp (được sự đồng ý của anh với tư cách là người có quyền sử dụng đất và đã được một sự công nhân quan trong về mặt pháp lý đó là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà). Vì thế, việc định đoạt đối với nhà và đất của mỗi người đều bị ràng buộc với nhau tuy rằng về mặt pháp lý hoàn toàn có thể thực hiện. Một câu hỏi đơn giản, ai sẽ chỉ mua đất khi mà trên đất đó có nhà nhưng của người khác và ai sẽ mua nhà nếu như không được mua đất ? Do đó, việc định đoạt của mỗi chủ sở hữu sẽ bị ràng buộc vào nhau.

    -Anh muốn lấy nhà trên đất thì anh buộc phải mua căn nhà đó của bạn anh. Có một vấn đề cần xác định rõ, giá trị mảnh đất khi không có nhà(A), giá trị mảnh đất khi có căn nhà(B), giá trị căn nhà (chi phí để xây căn nhà)(C). Ta sẽ có một phương trình như sau:

    im_lawyerx0 viết:
    A + C + x = B  (trong đó x là phần giá trị tăng thêm khi kết hợp A và B, bởi vì nếu B = A + C thì việc hợp tác đó không có giá trị so với việc giao dịch riêng rẽ nhà và đất).


    Như vậy, nếu không có thỏa thuận nào khác giữa hai bên, x sẽ được chia đôi cho hai bên (anh nhận lại giá trị của A, còn anh bạn kia nhận lại giá trị của B) (1), bởi nếu có A mà không có B (hoặc có B mà không có A) thì sẽ không có x. Nếu như giá trị A lớn hơn B thì việc chia đôi tiền bán nhà + đất như thỏa thuận của hai anh rõ ràng phía anh bạn kia sẽ được lợi hơn bởi đã hưởng một phần giá trị của A (2), còn nếu như giá trị A nhỏ hơn B thì việc chia đôi tiền bán nhà + đất như thỏa thuận của hai anh rõ ràng phía anh sẽ được lợi hơn bởi đã hưởng một phần giá trị của B (3).

    Nếu như không thể thỏa thuận được, theo tôi, các anh sẽ thực hiện việc chia tiền bán được nhà và đất theo cách (1) sẽ đảm bảo công bằng với các bên !

    Anh hãy xác định cho tôi các giá trị A, B, C dự kiến, tôi sẽ giúp anh chọn được cách nào tối ưu nhất.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 07/05/2011 02:46:38 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    tuannhuong (07/05/2011)
  • #101116   07/05/2011

    tuannhuong
    tuannhuong

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn sự quan tâm của luật sư tới điều mà tôi đang mắc phải.

    Tôi có mảnh đất khác nằm trên đường Lê Văn Việt, Q9 HCM, lúc đó là đất trống và tôi đã có 1 mảnh đất + nhà ở nơi khác. Cách đây 5 năm, bạn tôi có nảy ra ý là tôi góp đất còn anh bạn tôi góp tiền xây nhà. Chúng tôi thỏa thuận khi tìm được người mua căn nhà + mảnh đất đó sẽ làm thủ tục gộp chung chủ sở hữu nhà ( là bạn tôi) + chủ sở hữu đất ( là tôi), 2 cái đó đứng tên là tôi. Tuy nhiên, chưa tìm được ai mua thì do xích mích mà chúng tôi không chịu hợp tác với nhau nữa. Bây giờ bạn tôi có ý muốn tôi bán lại mảnh đất đó cho anh ấy, nhưng tôi không chịu, tôi muốn giữ quyền sử dụng đất là của tôi và không mua ngôi nhà đó.  Theo như các luật sư thì yêu cầu đó của tôi sẽ được giải quyết như thế nào và có phù hợp với pháp luật không?

    Chân thành cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #101131   07/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Như vậy là anh muốn chúng tôi giúp anh lấy lại đất mà không phải mua ngôi nhà. Vậy anh có nghĩ đến những chi phí mà bạn anh đã phải bỏ ra để xây ngôi nhà đó ? Anh định cướp không căn nhà đó sao? Tôi sẽ đưa ra 4 phương án theo tôi là hợp lý nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của 2 bên:

    -Anh và anh bạn anh tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận, bán nhà và đất sau đó chia đôi số tiền đó.(1)
    -Anh và bạn anh tiếp tục thực hiện bán nhà và đất, nhưng thỏa thuận anh được nhận phần giá trị quyền sử dụng đất đã bán (theo giá thị trường với mảnh đất đó) với một nửa phần giá trị tăng thêm do sự kết hợp giữa nhà và đất; bạn anh sẽ nhận phần giá trị thực của căn nhà với một nửa phần giá trị tăng thêm do sự kết hợp giữa nhà và đất.(2)
    -Anh chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn anh và yêu cầu bạn anh trả cho anh phần tiền tương đương số tiền anh có thể có nếu giải quyết theo cách (2) (hoặc thỏa thuận khác). (3)
    -Bạn anh chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho anh và anh phải trả cho bạn anh phần tiền tương đuơng số tiền anh ta có thể có nếu giải quyết theo cách (2) (hoặc thỏa thuận khác). (4)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #101161   08/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào mọi người!

    Theo QQ thì nhà và đất ở đây là tài sản chung và việc định đoạt ở đây theo quy định của pháp luật về tài sản chung.

    Chúng ta không  nên hiểu 1 cách cứng nhắc rằng là tài sản chung phải là tài sản mà phải có các bên cùng đứng tên, cùng là chủ sở hữu, mà cho dù mỗi người đứng tên 1 phần nhưng nó vẫn là tài sản chung.

    Trong trường hợp này theo QQ thì đó là tài sản chung trong trường hợp sáp nhập theo quy định của pháp luật.

    Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 

    1. #ff0000;">Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.

    2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

    b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.

    3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.


    @ anh tuannhuong !


    Điều anh mong muốn chắc rất khó để thực hiện được. Điều này chỉ thực hiện được khi mà bạn anh xây nhà trên đất của anh nhưng anh không biết thôi.


    Bây giờ các anh có thể lựa chọn 1 số cách như Lm_law đã nêu trên hoặc anh mua luôn căn nhà đó của bạn anh.


    Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì anh có quyền khởi kiện ra Tòa để giải quyết. Anh có thể tham khảo các điều luật QQ trích dẫn trước khi quyết định.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #101162   08/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi không hiểu ai cứng nhắc theo quy định luật định?

    Bạn có thấy tài sản chung nào mà có thể có hai giấy chứng nhận quyền sở hữu riêng rẽ đối với mỗi phần của nó hay không?

    Bạn nói đất và nhà không thể tách rời, vậy những ngôi nhà di động theo bạn đó là gì?

    Bạn chưa bao giờ nghe đến chuyện dời nhà từ vị trí này sang vị trí khác là điều có thể thực hiện được hay sao , tất nhiên tôi muốn nhấn mạnh có thể chứ chưa đề cập đến chi phí cho việc đó ?

    Những trường hợp cho thuê quyền sử dụng đất, sau đó người thuê đã xây dựng tài sản gắn liền với đất trên đó, sau khi kết thúc hợp đồng thuê đất, cũng sẽ giải quyết theo quy định về tài sản thuộc sở hữu chung ?

    ĐIều luật của bạn theo tôi sẽ không áp dụng trong trường hợp này, bạn nên chú ý:
    BLDS 2005 viết:
    Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập  1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia đượckhông thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó;
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 08/05/2011 08:03:01 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #101171   08/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Ồ !

    Việc di dời thi QQ có biết Lm_Law à. hi hi nhưng để di dời thì phải làm như thế nào? ai có thể làm khi mà ông Cẩm Lũy đã..

    Bạn có thể giải thích dùm QQ thế nào là vật chia được và vật không chia được và thế nào là vật chính vật phụ được không? cảm ơn bạn nha.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #101178   08/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần



    Tôi chỉ đang nói trong tình huống cụ thể này,  không nói nó không thể là tài sản chung, nó chỉ trở thành tài sản chung khi các bên có thỏa thuận như vậy, chứ không phải có thể khẳng định một cách chắc chắn như bạn được ! Thực tế, nếu như nhà và đất luôn được coi là tài sản chung thì tại sao chính quyền cho phép việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà riêng với đất, tất nhiên cơ sở của nó là Nghị định 88/2009/NĐ-CP.Việc luật cho phép người sở hữu nhà không đồng thời là người sử dụng đất được cấp giây chứng nhận quyền sở hữu nhàngười sử dụng đất không đồng thời là người sở hữu nhà dược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở cho những nhận định của tôi.

    Tôi thấy không cần thiết phải trả lời câu hỏi của bạn bởi theo tôi đó không phải là vấn đề chính cần quan tâm trong trường hợp này, hơn nữa, bạn mới phải là người giải thích về nó để bảo vệ quan điểm của mình (nếu nó thật sự liên quan đến tình huống)!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #101183   08/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào Lm-Law!

    QQ xin khẳng định lại vấn đề như thế này. Ngôi nhà và mảnh đất trên là tài sản chung theo phần theo Điều 216, cơ sở xác lập của nó theo Điều 236- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập. Vì thế thế cơ sở để giải quyết tranh chấp là theo Điều 223 và 224. Đó chính là những điều mà chủ topic cần tham khảo trước khi đưa ra quyết định của mình trước khi khởi kiện ra Tòa.

    Nếu như bạn không khẳng định đó là tài sản chung thì bạn xem nó có thể ..???.
    #f2f2f2;">
    QQ không muốn chúng ta bất đồng quan điểm như thế này đâu.
     
    Báo quản trị |  
  • #101427   09/05/2011

    tuannhuong
    tuannhuong

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi sau khi tham khảo điều 176 BLDS về vật chính vật phụ thì tôi nghĩ vật chính là đất và vật phụ là nhà. Căn cứ theo

    Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 

    1. #ff0000;">Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó;#ff0000;"> nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác.

    Thật sự lúc sau khi suy nghĩ lại việc mình lấy lại đất mà không lấy lại nhà quả là làm khó cho cả tôi với bạn. Có lẽ tôi nên tích thêm ít tiền để mua lại ngôi nhà đó.
    Rất cảm ơn sự tư vấn của Luật sư Im_lawyerx0 và Luật sư QuyetQuyen945 đã cho tôi có cái nhìn khác!

     
    Báo quản trị |  
  • #101611   10/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào tuannhuong

     Cảm ơn bạn đã tham gia diễn đàn, và đánh giá tốt những thành viên Dân luật chúng tôi.

     Ý kiến của bạn về vấn đề này như vậy theo tôi là ổn đó, sau khi mua lại căn nhà đó bạn có thể bán cả nhà và đất (có lợi nhuận thuộc về một mình bạn)

     Tài sản (Nhà và đất) hai bạn hợp thành là tài sản chung. Chứ không phải như bạn Im_lawyerx0 đã nói.

     Chúc bạn vui vẻ!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #102947   16/05/2011

    luatgiaphong
    luatgiaphong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi đã đọc nhiều tình huống có phần tư vấn của lsu Im_lawyerx0, tôi thực sự rất ấn tượng và hài lòng về những câu trả lời của luật sư. Cảm ơn luật sư rất nhiều! Chúc luật sư luôn vui và hạnh phúc, hiiiiiiiiiiiiiii, và đống góp nhiều ý kiến bổ ích hơn nữa!
     
    Báo quản trị |