Tranh chấp đất đai do ông nội để lại với bác gái bên nội

Chủ đề   RSS   
  • #502580 18/09/2018

    Bui_tuoi

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp đất đai do ông nội để lại với bác gái bên nội

    E có thắc mắc vấn đề liên quan đến bản đồ 299. Tên người sở hữu đất trên bản đồ có được thay đổi khi người có tên trên bản đồ đã mất và được gđ khai tử hay không? Và thay thế như thế nào? Gđ e hiện có xảy ra tranh chấp đất đai với các bác gái con của ông nội. Ông e có bố e là con trai duy nhất. Gđ e đã xây nhà và các công trình phụ trên đất của ông và sử dụng từ rất lâu rồi. Bác gái e bỏ chồng về gđ e có cho bác mảnh đất để xây nhà ở. Tình cảm gđ e và bác không được tốt. Bác đã bỏ nhà đi nhiều năm nay và k ai sử dụng nhà của bác. Bố e cũng đã mất từ lâu mọi giấy tờ đóng thuế đều mang tên mẹ e và mẹ e chịu trách nhiệm chi trả tiền thuể của mảnh đất 289.1m2 (cả diện tích ngôi nhà của bác gái). Nhưng khi nghe có dự án làm đường có vào đất nhà e thì bác về và đòi chia lại đất k những muốn lấy đất bác xây nhà mà còn thêm phần nhiều của mảnh đất bồi thường. Tuy nhiên bác đơn phương ra UBND xã trực tiếp nói với cán bộ chứ chưa vào nhà e nói chuyện. Trên UB nói với bác là trong bản đồ 299 đứng tên ông nội e. Mảnh đất đó sẽ chia cho các con của ông. Vậy e hỏi gia đình e và các bác sẽ được hưởng đất của ông như thế nào ạ? E xin Cảm ơn!

     
    1699 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502676   20/09/2018

    Tuanlawyer1298
    Tuanlawyer1298
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (472)
    Số điểm: 2530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 78 lần


    Theo như em trình bày thì 289,1m2 đất là tài sản ông nội em để lại. Tài sản này do gia đình em sử dụng và sử dụng rất lâu rồi? Gia đình cũng đã chia cho bác một "mảnh đất" để làm nhà ... Như vậy là tài sản của ông nội để lại không có di chúc, giao cho gia đình em quản lý, sử dụng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như chưa khai nhận thừa kế. Điều quan trọng nhất trong việc khai nhận thừa kế có hợp pháp hay không là thời hiệu thừa kế nhưng em lại không trình bày. Thời hiệu mở thừa kế theo quy định BLDS 2015 là 30 năm kể từ ngày người để lại di sản chết (ông nội em chết) Hết thời hạn này bác em không có quyền tranh chấp khởi kiện chia thừa kế đối với tài sản này nữa.

    - Việc gia đình em đóng thuế sử dụng đất không có giá trị chứng minh quyền sở hữu của mình đối với thửa đất này.

    - Thời điểm ông nội, bà nội, bố em chết rất cần thiết cho việc tư vấn chia thừa kế. Vì vậy em nên trình bày rõ hơn.

     

    Luật Sư Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty luật Nhật Chiêu - Đoàn luật sư Hà Nội

    - Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

    - Dịch vụ luật sư gia đình cho người giàu.

    - Các dịch vụ pháp lý khác.

    ĐT 0903293928; 043.7197039 Email: lstuannd@gmail.com

     
    Báo quản trị |