Bạn có thể tham khảo câu trả lời của mình dưới đây nhé.
Thứ nhất, việc bà đứng tên trong sổ hộ khẩu không ảnh hưởng gì đến quyền hưởng di sản, của bạn cho nên bạn không cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề này. Thứ hai, đối với quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất.
- Đầu tiên, theo thông tin bạn cung cấp, bà bạn đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên cần phải xác định lại tài sản này của riêng bà hay của bà và của chồng (trong thông tin bạn cung cấp không có nhắc đến chông bà nên mình giả thiết là ông đã chết không có di chúc), hay tài sản của một người nào khác ( ví dụ đất của dòng họ sử dụng lâu đời). Từ đó mà xác định được quyền yêu cầu chia di sản, quyền thừa kế. Trong phạm vi bài viết này, mình chỉ xin phân tích về trường hợp tài sản riêng của bà và trường hợp tài sản chung của ông bà.
Nếu quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của bà thì vì bà chưa mất, cô của bạn chưa có quyền hưởng di sản nên không có quyền khởi kiện. Tuy nhiên bà của bạn có quyền yêu cầu gia đình của bạn rời khỏi căn nhà của mình. Trong trường hợp này gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường phần tài sản, công sức đóng góp của mình trên mảnh đất này.
Nếu quyền sử dụng đất này là tài sản chung của ông bà, ông đã mất không để lại di chúc thì cô của bạn là một trong những đồng thừa kế đối với phần tài sản của ông( tài sản của ông là 1 nửa mảnh đất trên), do đó cô bạn có quyền khởi kiện chia thừa kế (hoặc nếu hết thời hạn 10 năm thì khởi kiện chia tài sản chung). Trong trường hợp này, tài sản sẽ được chia theo những nguyên tắc sau:
- Chỉ chia phần tài sản thuộc sở hữu của. Phần này sẽ đều cho hàng thừa kế thứ nhất(bà và các con), có xét đến phần ưu tiên cho người chưa thành niên và người cấp dưỡng.
- Có xem xét đến ưu tiên cho người quản lý sử dụng ổn định lâu dài ( bà và gia đình bạn) được tiếp tục sử dụng mảnh đất và đền bù giá trị quyền sử dụng đất.
- Thanh toán phần tiền quản lý, giữ gìn, bảo vệ tài sản. Thanh toán phần giá trị tăng thêm, công sức đóng góp của gia đình bạn và những người khác trên mảnh đất này.