Tranh cãi: Có phải đăng ký biến động đất đai khi cải tạo mồ mả?

Chủ đề   RSS   
  • #564787 15/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Tranh cãi: Có phải đăng ký biến động đất đai khi cải tạo mồ mả?

    Cải tạo mồ mả

    Trong phần đất của mình có mồ mả nhưng muốn cải tạo, cơi nới thì có cần phải thực hiện thủ tục pháp lý gì không, xin mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây.

    (Bài viết chỉ phân tích trường hợp mồ mả nằm trong phần đất thuộc quyền sử dụng của cá nhân, trường hợp mồ mả nằm trong nghĩa trang sẽ được quy định tại Nghị định 23/2016/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở mai táng.)

    Các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký đất đai, người chủ sẽ được cập nhật thông tin về đất (những tài sản trên đất, diện tích đấ, …) lên Giấy chứng nhận QSD đất.

    Theo Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, những trường hợp sau đây cần đăng ký biến động đất đai trong GCN:

    - Có thay đổi về quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán, tặng cho, thế chấp, …)

    - Người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên

    - Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất

    - Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký

    Trong đó, trường hợp cải tạo mồ mả có tính chất tương tự như “thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký”.

    Mồ mả có phải là tài sản gắn liền với đất?

    Điều 104 Luật đất đai 2013 có quy định:

    “1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Điều này có nghĩa, khi cấp GCN, nếu nếu trên đất có nhà ở, công trình xây dựng khác, … thì đó sẽ được xác định là tài sản gắn liền với đất.

    Loại trừ “nhà ở” và “rừng sản xuất” liệu mồ mả có phải là công trình xây dựng hay không?

    Khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có định nghĩa:

    "10. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác."

    (Luật xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021 bỏ đoạn "Công trình xây dựng bao gồm...")

    Theo cách hiểu này, mồ mả cũng có thể coi là công trình xây dựng, tuy nhiên để xây dựng hay cải tạo mồ mả trên đất của mình, việc sử dụng đất phải được thực hiện đúng mục đích sử dụng đất.

    Các nhóm đất được phân loại tại Điều 10 Luật đất đai có quy định về nhóm đất phi nông nghiệp loại "Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng", tuy nhiên quy định này nói về loại đất được sử dụng toàn bộ làm nghĩa trang, nghịa địa, còn nếu người dân muốn xây dựng hoặc cải tạo nghĩa trang đang có trên phần đất của mình thì có phải là sử dụng sai mục đích hay không? 

    Thực tế, đối với từng địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ có những quy định khác nhau điều chỉnh thủ tục đối với việc xây dựng, cải tạo mồ mả. Bạn đọc có thể vào website https://thuvienphapluat.vn/ để tra cứu từ khóa "xây dựng mồ mả" và tìm những quy định cụ thể về nội dung này.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 15/12/2020 11:10:29 SA
     
    1011 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận