Các công trình xây dựng hiện nay với cơ chế không bảo vệ thường xuyên gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống an toàn, bầu không khí sạch sẽ tại địa phương.
Tình hình các khoản bụi tồn tại trong môi trường các thành phố lớn tại Việt Nam diễn ra thường xuyên hơn và gây ra những mối nguy ô nhiễm môi trường hiện nay. Nhiều câu hỏi đặt ra về trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính đối với những công trình xây dựng không có biện pháp bảo vệ môi trường như hiện nay thì ai có trách nhiệm, quản lý, người dân làm cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ nhất: Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa phương.
Trường hợp có sự vi phạm hành chính thì người dân có thể làm đơn phản ánh đến cơ quan ủy ban nhân dân có thẩm quyền để giải quyết những hành vi trên.
Thứ hai: Các công trình xây dựng trong nước phải đảm bảo về các tiêu chí an toàn, bảo vệ môi trường, tiếng ồn,.. nếu có sự vi phạm và thiệt hại xảy ra cho người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vi pham mà mình gây ra theo Luật xây dựng 2014 và Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Vì vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những mức xử lý vi phạm hành chính phù hợp. Người dân hãy bảo vệ môi trường sống hiện nay, hãy lên tiếng trước khi môi trường sống của mình ngày càng tệ hơn.