Trong trường hợp của chị, nếu hai bên đã có quy định/ thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về giá thành; mức phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp điều chỉnh giá; ... thì chị căn cứ theo hợp đồng để thực hiện. Nếu hợp đồng không ghi nhận việc thay đổi giá thành và ghi nhận rõ trách nhiệm giao hàng của bên bán theo hợp đồng => thì không có cơ sở để tăng.
Đối với việc giao hàng chậm, giao hàng thiếu thì phải xem có thuộc trường hợp bất khả kháng hay không? Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ kahông thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. ...
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
Nếu một bên chậm thực hiện nghĩa vụ => sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Dân sự 2015.
Nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm => bên nào vi phạm sẽ phải chịu phạt theo chính thỏa thuận đó. Căn cứ thỏa thuận phạt vi phạm chị kiểm tra Điều 418 của Bộ luật Dân sự.
Nếu có phát sinh thiệt hại và/ hoặc được các bên ghi nhận rõ trong hợp đồng => bồi thường thiệt hại theo quy định chung tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015